16. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH THOÁI HÓA KHỚP GỐI NGUYÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Nguyễn Hồ Minh Như1, Nguyễn Thị Tân2
1 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Thừa Thiên Huế.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 45 bệnh nhân ≥ 40 tuổi, được chẩn đoán xác định thoái hoá khớp gối nguyên phát giai đoạn I, II, III. Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu được tiến hành khám lâm sàng, lấy máu làm xét nghiệm và chụp Xquang khớp gối.


Kết quả và kết luận: Thoái hoá khớp gối thường gặp ở bệnh nhân nữ (80%), trên 70 tuổi (46,7%), lao động chân tay (91,1%), thời gian mắc bệnh trên 10 năm (71,1%). Người bệnh có BMI ở mức thừa cân béo phì có tỉ lệ thoái hóa khớp gối cao hơn (46,6%). Mức độ đau tính theo thang điểm VAS có 62% bệnh nhân đau vừa và 38% bệnh nhân đau ít, điểm VAS trung bình là 6,08 ±1,54. Đánh giá khả năng vận động khớp gối theo thang điểm WOMAC, 83,5% rối loạn vừa, 12,7% rối loạn nặng. 70,9% bệnh nhân giới hạn tầm vận động mức trung bình, mức nhẹ 20,3% và nặng 8,9%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Thị Bay, Bệnh học và điều trị nội khoa, NXB Y học Hà Nội, 2021, 520-535.
[2] Đinh Thị Lam, Nguyễn Giang Thanh, Tác dụng của ôn điện châm kết hợp Ý dĩ nhân thang trên bệnh nhân thoái hoá khớp gối, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 2020, 158 (10):149-156.
[3] Nguyễn Thị Phượng, Vũ Minh Hoàn, Ngô Quỳnh Hoa, Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân thoái hoá khớp gối nguyên phát tại Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội, Tạp chí Y học Việt Nam, 2023, 524 (2): 326-329.
[4] Phạm Minh Trãi, Nguyễn Hoàng Thanh Vân, Nghiên cứu hiệu quả tiêm methylprednison acetate nội khớp trong điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, Tạp chí Y Dược học trường Đại học Y Dược Huế, 2019, 9 (6+7): 48-54.
[5] Altman R., et al, Development of criteria for the classification and reporting of osteoarthritis: Classification of osteoarthritis of the knee,
Arthritis and Rheumatism, 1986, 29 (8): 1039-1049.
[6] Bliddal H., Christensen R., The treatment and prevention of knee osteoarthritis: A tool for clinical decision-making, Expert Opin
Pharmacother, 2009, 10 [11]: 1793–1804.
[7] Collins N.J., et al., Measures of knee function: International Knee Documentation Committee (IKDC) Subjective Knee Evaluation Form,
Knee Injury and Osteoarthritis Outcome Score (KOOS), Knee Injury and Osteoarthritis Outcome Score Physical Function Short Form (KOOS‐PS), Knee Outcome Survey Activities of Daily Living Scale (KOS‐ADL), Lysholm Knee Scoring Scale, Oxford Knee Score (OKS), Western Ontario and McMaster Universities Osteoarthritis Index (WOMAC), Activity Rating Scale (ARS), and Tegner Activity Score (TAS), Arthritis care & research, 2011, 63 (S11): S208-S228.
[8] Lim Jeong Uk et al., Comparison of World health Organization and Asia-Pacific body mass index classifications in COPD patients, International Journal of COPD, 2017, (12): 2465-2475.
[9] Spitaels D., et al., Epidemiology of knee osteoarthritis in general practice: A registry-based study, BMJ open, 2020, 10 (1): 3-4.