13. ỨNG DỤNG CÔNG CỤ JSS TRONG KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG VỀ CÔNG VIỆC CỦA ĐIỀU DƯỠNG CÁC KHOA LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thu Hiền1, Lê Trung Chánh2, Phạm Phi Lân2, Biện Huỳnh San Đan3, Nguyễn Thành Phương3, Lương Khánh Duy1, Nguyễn Thành Luân1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Theo xu hướng toàn cầu hiện nay, ngày càng có nhiều mối quan tâm đến sự hài lòng của nhân viên y tế, đặc biệt là điều dưỡng tại các khoa lâm sàng. Họ giữ vai trò then chốt trong việc đảm bảo chất lượng chăm sóc người bệnh. Sự hài lòng của điều dưỡng là một trong những yếu tố chính tác động mạnh đến sự ở lại hay ra đi của nhân viên. Đồng thời là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá các hoạt động và chất lượng của dịch vụ y tế tại một đơn vị.


Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hài lòng về công việc của điều dưỡng các khoa lâm sàng tại bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 197 điều dưỡng tại các khoa lâm sàng bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sử dụng thang đo JSS (Job Satisfaction Survey) đánh giá sự hài lòng về công việc, kết hợp so sánh tỷ lệ hài lòng với thang đo của Bộ Y tế theo Quyết định số 3869/QĐ-BYT ban hành ngày 28/08/2019.


Kết quả: Tỷ lệ hài lòng chung về công việc của bộ công cụ JSS đạt 87,82%. Trong đó, tỷ lệ hài lòng khía cạnh mối quan hệ với đồng nghiệp đạt cao nhất (97,97%) và thấp nhất ở khía cạnh điều kiện làm việc (51,27%). Tìm thấy mối liên quan giữa sự hài lòng chung về công việc và thâm niên làm việc tại bệnh viện.


Kết luận: Sự hài lòng về công việc của điều dưỡng tương đối cao, tuy nhiên cần tiếp tục cải thiện và chú trọng đối với điều kiện làm việc, chế độ khen thưởng, cơ hội thăng tiến.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Lê Thị Châu, Sự hài lòng đối với với công việc và các yếu tố liên quan của điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân nội trú Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017. Luận văn Cử nhân Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 2017.
[2] Nguyễn Thị Thuận, Đánh giá sự hài lòng trong công việc của điều dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2020 và một số yếu tố ảnh hưởng. Luận văn Thạc sĩ Quản lý Bệnh viện, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội, 2021.
[3] Võ Đăng Khoa, Sự hài lòng trong công việc của điều dưỡng tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan năm 2022. Luận văn Cử nhân Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 2022.
[4] Karaferis D., Aletras V., Niakas D., Determining dimensions of job satisfaction in healthcare using factor analysis. BMC Psychology.10(1):1-13, 2022.
[5] Meier L.L., Spector P.E. Job Satisfaction. Wiley Encyclopedia of Management, 2015, 5: 1–3.
[6] Ramoo V., Abdullah K.L., Piaw C.Y., The relationship between job satisfaction and intention to leave current employment among registered nurses in a teaching hospital. Journal of Clinical Nursing.22(21-22):3141-52, 2013.
[7] Sansoni J., De Caro W., Marucci A.R., et al., Nurses' Job satisfaction: An Italian study. Annali Di Igiene: Medicina Preventiva E Di Comunita.28(1):58-69, 2016.
[8] Kalinowska P., Marcinowicz L., Job satisfaction among family nurses in Poland: A questionnaire‐ based study. Nursing Open.7(6):1680-90, 2020.
[9] Laschinger H.K.S., Wong C.A., Grau A.L., The influence of authentic leadership on newly graduated nurses’ experiences of workplace bullying, burnout and retention outcomes: A cross-sectional study. International journal of nursing studies.49(10):1266-76, 2012.