8. KẾT QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, PHÂN BỐ BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Nguyễn Đức Huệ1, Nguyễn Đức Minh2, Nguyễn Diệp Minh Ái2
1 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
2 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả kết quả quản lý số lượng BSRHM được đào tạo và tốt nghiệp tại các trường Đại học tại của Việt Nam và tại TPHCM. Mô tả kết quả quản lý sự phân bố BSRHM và so sánh tỷ lệ BSRHM/dân trung tại TP.HCM với một số khu vực tại Việt Nam và khảo sát một số yếu tố liên quan đến công tác đào tạo, phân bố BSRHM hiện nay.


Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả. Thời gian tiến hành từ tháng 2- 10/2023. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đối tượng nghiên cứu: 12 cán bộ quản lý và BSRHM và các Trường Đại học có đào tạo BSRHM, các BSRHM công tác tại các cơ sở RHM nhà nước và tư nhân ở TP.HCM. Phương tiện nghiên cứu: Bộ câu hỏi phỏng vấn các nhà quản lý, phiếu thu thập số liệu.


Kết quả: Hiện nay, Việt Nam có tất cả 17 trường đào tạo BSRHM, trong đó TPHCM có 5 trường đại học. Thành phố HCM có tất cả 2.219 BSRHM, đa số tập trung tại các quận nội thành 1.406 BSRHM (63,36%). Tỷ lệ BSRHM/dân trung bình của TP.HCM là: 1/3.998 dân, đạt yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới 1/5.000 dân. Tỷ lệ BSRHM/dân tại các quận nội thành trung bình 1 BSRHM chỉ phục vụ 2.069 dân, các huyện ngoại thành 1 BSRHM phải phục vụ đến 11.590 dân. Các yếu tố liên quan đến công tác đào tạo và phân bố BS RHM tại TPHCM là do ảnh hưởng của các quy định về tuyển dụng, biên chế và thu nhập của BSRHM còn rất thấp. Khoa RHM chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị, phương tiện hiện đại, loại hình điều trị chưa đa dạng, bệnh nhân quá đông, viện phí thấp. Có sự cạnh tranh và thu hút BSRHM của các cơ sở RHM tư nhân.


Kết luận: Hiện nay, TPHCM có tất cả 5 trường đào tạo BSRHM. Số lượng BSRHM và tỷ lệ trung bình BSRHM/dân đáp ứng yêu cầu của WHO. Đa số BSRHM tập trung tại các quận nội thành, các bệnh viện ngoại thành còn thiếu BSRHM. Có sự cạnh tranh và thu hút BSRHM của các cơ sở RHM tư nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18/01/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
[2] Bệnh viện RHM Trung ương - Hà Nội, báo cáo hoạt động RHM các tỉnh, thành phía Bắc, năm 2017 - 2020.
[3] Bệnh viện RHM Trung ương - TP HCM, báo cáo hoạt động RHM các tỉnh, thành phía Nam, năm 2017 - 2020.
[4] Nguyễn Đức Huệ, Khảo sát về thực trạng và xu hướng chọn nơi công tác của BSRHM. Tạp chí Y học TP.HCM. Chuyên đề Răng Hàm Mặt, tập 3, số 2, năm 2013, tr 323 – 330.
[5] Nguyễn Đức Huệ, Thực trạng sự phân bố BSRHM tại các cơ sở Y tế nhà nước và tư nhân của các tỉnh thành phía nam. Chuyên đề Răng
Hàm Mặt, tập 3, số 2, năm 2013, tr 323– 330.
[6] Trần Thị Xuân Phượng, Mạng lưới chăm sóc sức khoẻ răng miệng tại TP.HCM, năm 2017.
[7] Distribution of Dentists, Singapore Dental Council, 2019.
[8] F.T, Federal Territor, Department of Statistics Malaysia, Malaysia Dental Council, 2019.
[9] Global Health Observatory data repositor dentistry personnel, Singapore updated 2021.
[10] Zi Shan Low, Trends in the Geographic Distribution of Dentists in Malaysia from 2015-2019. International Journal of Research and Reports in Dentistry 4 (3): 20-32, 2021; Article no. IJRRD.69920.