40. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU TƯ VẤN SỬ DỤNG THUỐC CỦA NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN LÊ VĂN VIỆT

Trương Văn Đạt1,2, Thái Minh Hoàng3, Nguyễn Thị Thu Hà4, Hà Mỹ Lý4, Nguyễn Hữu Lạc Thủy1,3, Đặng Thị Kiều Nga1,3, Trần Đình Trung5, Bùi Văn Nhiều6, Phạm Đình Luyến1,3
1 Trung tâm Khoa học Công nghệ Dược Sài Gòn
2 Bộ Y tế
3 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
4 Bệnh viện Lê Văn Việt
5 Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
6 Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học sức khỏe

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Tư vấn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả cho bệnh nhân ngoại trú có vai trò quan trọng trong qua trình điều trị. Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng tư vấn dùng thuốc và khả năng ứng dụng telepharmacy (chăm sóc dược từ xa) tại Bệnh viện Lê Văn Việt, thành phố Hồ Chí Minh.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tìm hiểu về thực trạng tư vấn sử dụng thuốc tại Bệnh viện Lê Văn Việt, thành phố Hồ Chí Minh bằng khảo sát 400 đối tượng bệnh nhân ngoại trú từ 18 tuổi trở lên và đại diện Ban Giám đốc, lãnh đạo và dược sỹ Khoa Dược của bệnh viện bắt đầu từ tháng 11/2023 đến tháng 3/2024.


Kết quả: 46,5% đối tượng khảo sát có nhu cầu tư vấn sử dụng thuốc; 39,6% đối tượng khảo sát muốn được tư vấn sử dụng thuốc trực tuyến nếu bệnh viện triển khai dịch vụ. 100% dược sỹ và Ban lãnh đạo bệnh viện cho rằng tư vấn sử dụng thuốc từ xa qua hệ thống telepharmacy có thể là phương án để giải quyết nhu cầu tư vấn của người bệnh và cơ sở vật chất hiện trạng của bệnh viện.


Kết luận: Tại Bệnh viện Lê Văn Việt, tư vấn sử dụng thuốc còn hạn chế do nhận thức của bệnh nhân, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Cần nâng cao nhận thức của bệnh nhân về tầm quan trọng của tư vấn thuốc. Telepharmacy có thể cải thiện chất lượng chăm sóc và có triển vọng mở rộng nhờ sự đón nhận tích cực từ bệnh nhân và bệnh viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Tôn Thị Thanh Thảo, Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Thị Liên và CS, Khảo sát nhu cầu tư vấn sử dụng thuốc và mức độ hài lòng của bệnh nhân sau khi được tư vấn tại Bệnh viện An Bình, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2023, 65 (3 ĐB), tr. 69-72.
[2] Nguyễn Hồng Minh, Đánh giá tác động của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tư vấn sử dụng thuốc tại nhà thuốc bảo hiểm y tế Bệnh viện thành phố Thủ Đức, Luận văn thạc sỹ dược học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 2022.
[3] Lê Minh Thi, Trần Thị Diễm, Ứng dụng mô hình SWOT để đánh giá nhu cầu tư vấn phòng, chống viêm gan B cho bệnh nhân tại Khoa Nghiên cứu và Điều trị viêm gan, Bệnh viện Chợ Rẫy, Tạp chí Y học Việt Nam, 2022, 511(1), tr. 72-6.
[4] Peláez Bejarano A, Villar Santos P, Robustillo-Cortés MLA et al, Implementation of a novel home delivery service during pandemic, Eur. J. Hosp. Pharm., 2021, 28 (Suppl 2), pp. e120-e3.
[5] Mohamed Ibrahim O, Ibrahim RM, Abdel-Qader DH et al, Evaluation of Telepharmacy Services in Light of COVID-19, Telemed JE Health, 2021, 27(6), pp. 649-56.
[6] Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Khảo sát nhu cầu tư vấn thuốc của bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, https://bvnguyentriphuong.com.vn/nghien-cuu-noi-bo-va-dang-tai-tap-chi-trong-nuoc/ khao-sat-nhu-cau-tu-van-thuoc-cua-benh-nhan-ngoai-tru-tai-benh-vien-nguyen-tri-phuong, Accessed 31/8 2022.
[7] Al-Shroby WAA, Sohaibani IS, AlShlash NK et al, Factors influencing telehealth awareness, utilization, and satisfaction in KSA: A national population-based study, Journal of Taibah University Medical Sciences, 2024, 19(3), pp. 677-86.
[8] Kilova K, Peikova L, Mateva N, Telepharmacy and opportunities for its application in Bulgaria, Pharmacia, 2021, 68 (2), pp. 333-7.
[9] Nguyễn Đắc Quỳnh Anh, Thực trạng và nhu cầu khám chữa bệnh từ xa của người bệnh mắc bệnh lý mạn tính khu vực miền Trung Việt Nam, 2023, 163 (2), pp. 255-64.
[10] Dat TV, Minh NH, Hoang TM et al, Implementation of Telepharmacy to Provide Medication Consultation Service for Patients: A Case Study From Thu Duc City Hospital, Ho Chi Minh City, Cureus, 2024.