41. KHẢO SÁT MÔ HÌNH BỆNH TẬT TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN TÂM THẦN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2022-2023

Nguyễn Thúy Anh1, Nguyễn Thùy Linh1,2, Vũ Thị Thùy Tươi1
1 Bệnh viện Tâm thần Hà Nội
2 Viện Khoa học sức khỏe, Đại học VinUni

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ rối loạn tâm thần ở trẻ em và trẻ vị thành niên đến khám tại Khoa Nhi, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả, cắt ngang, sử dụng dữ liệu phần mềm quản lý bệnh viện Viettel-His của bệnh nhân từ 0-18 tuổi đến khám trong thời gian từ 1/7/2022 đến 31/6/2023.


Kết quả: 812 bệnh nhân đã đến khám và điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội trong thời gian nghiên cứu, trong đó 763 bệnh nhân được chẩn đoán có ít nhất 1 rối loạn tâm thần, tuổi trung bình là 9,4 ± 4,7 và 78,8% bệnh nhân khám không sử dụng thẻ bảo hiểm y tế. Các rối loạn tâm thần thường gặp gồm chậm phát triển tâm thần, co giật hoặc động kinh, rối loạn phát triển lan tỏa, rối loạn đặc hiệu về phát triển lời nói và ngôn ngữ, rối loạn tăng động, rối loạn trầm cảm, rối loạn cảm xúc và hành vi khác thường khởi phát ở tuổi trẻ em và thanh thiếu niên. Số lượng các rối loạn phổ biến tăng dần theo độ tuổi.


Kết luận: Cần có phương án phát triển nữa các dịch vụ điều trị phù hợp với bệnh lý phổ biến cho từng nhóm tuổi, đáp ứng với nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng tại các cơ sở chuyên khoa tâm thần.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Steel Z, Marnane C, Iranpour C et al, The global prevalence of common mental disorders: a systematic review and meta-analysis 1980-2013, International Journal of Epidemiology, 2014, 43 (2), 476-93.
[2] Solmi M, Radua J, Olivola M et al, Age at onset of mental disorders worldwide: large-scale meta-analysis of 192 epidemiological studies, Molecular Psychiatry, 2022, 27 (1), 281-95.
[3] UNICEF, Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam, 2018.
[4] Hương N.M, Minh T.N, Mai N.T.T & cs, Khảo sát mô hình bệnh tật tại phòng khám ngoại trú Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương từ 2016-2018, Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành nhi khoa, 2019, 3 (1).
[5] Huỳnh Ngọc Lan Vy, Khảo sát mô hình bệnh tật ở trẻ em từ 0 đến 18 tuổi điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Tâm thần Bến Tre từ năm 2019 đến năm 2021, 2022.
[6] Ngo Anh Vinh DML, Psychiatric pathology model at the department of adolescent health at Vietnam National Children’s hospital in the period 2020-2021, Journal of Medical Research, 2022, 12 (11), 104-11.
[7] Ge X, Conger RD, Elder GH, Pubertal transition, stressful life events, and the emergence of gender differences in adolescent depressive symptoms, Dev Psychol, 2001, 37 (3), 404-17.
[8] Yang Y, Zhao S, Zhang M et al, Prevalence of neurodevelop-mental disorders among US children and adolescents in 2019 and 2020, Frontiers in Psychology, 2022, 13, 9976-48.
[9] Thapar A, Collishaw S, Pine DS et al, Depression in adolescence, The Lancet, 2012, 379 (9820), 1056-67.
[10] Biswas P, Malhotra S, Malhotra A et al., A comparative study of clinical correlates in schizophrenia with onset in childhood, adolescence and adulthood, Journal of Indian Association for Child and Adolescent Mental Health, 2006, 2 (1), 18-30.