20. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ARV BẬC 1 Ở TRẺ NHIỄM HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN

Võ Mạnh Hùng1, Phạm Nhật An2
1 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét kết quả điều trị thuốc ARV bậc 1 và một số yếu tố ảnh hưởng ở trẻ nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang triển khai từ 1/1/2020 đến 31/12/2022 với 61 trẻ dưới 18 tuổi, đang được quản lý và điều trị ARV tại Phòng khám ngoại trú HIV, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.


Kết quả: Trong tổng số người bệnh đang được quản lý và điều trị ARV, 95,2% người bệnh đáp ứng điều trị thuốc ARV bậc 1 sau 12 tháng điều trị. Theo dõi sau 24 tháng điều trị, có 13% người bệnh thất bại phác đồ ARV bậc 1, phải sử dụng phác đồ ARV bậc 2. Các yếu tố liên quan đến thất bại điều trị phác đồ ARV bậc 1 bao gồm: tình trạng mẹ mất (OR = 10; 95% CI: 1,6-63,3), tải lượng virut trước điều trị > 1000 cp/ml (OR = 7,16; 95% CI: 1,5-35) và tuân thủ điều trị (OR = 10,8; 95% CI: 2,2-53,7).


Kết luận: Cần tăng cường quản lý, hỗ trợ điều trị và tăng cường tư vấn để nâng cao sự tuân thủ điều trị, từ đó giúp bệnh nhân có đáp ứng điều trị ARV tốt hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. UNAIDS, UNAIDS World AIDS Day Report 2020-2021.
2. Kapogiannis BG, Soe MM, Nesheim SR et al, Mortality Trends in the US Perinatal AIDS Collaborative Transmission Study (1986-2004), Clinical Infectious Diseases, 2011, 53 (10), 1024-1034.
3. Slogrove AL, Powis KM, Johnson LF et al, Estimates of the global population of children who are HIV-exposed and uninfected, 2000, 18: a modelling study, The Lancet Global Health, 2020, 8 (1), e67-e75.
4. Cục Phòng Chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2021 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2022, 2021.
5. Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS (ban hành kèm theo Quyết định số 5968/QĐ-BYT), 2021.
6. Hà Thúc Dũng, Bùi Đức Kính, Kỳ thị với người nhiễm HIV và quyền của trẻ nhiễm HIV tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 7 (179), 2013, tr. 19-32.
7. Nguyễn Hữu Mùi, Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng trẻ nhiễm HIV/AIDS chẩn đoán muộn tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2018.
8. Masresha SA, Alen GD, Kidie AA et al, First line antiretroviral treatment failure and its association with drug substitution and sex among children in Ethiopia: systematic review and meta-analysi, Scientific Reports, 2022, 12 (1).
9. Sisay MM, Ayele TA, Gelaw YA et al, Incidence and risk factors of first-line antiretroviral treatment failure among human immunodeficiency virut-infected children in Amhara regional state, Ethiopia: a retrospective follow-up study, BMJ Open, 2018, 8 (4), e019181.
10. Costenaro P, Penazzato M, Lundin R et al, Predictors of Treatment Failure in HIV-Positive Children Receiving Combination Antiretroviral Therapy: Cohort Data From Mozambique and Uganda, Journal of the Pediatric Infectious Diseases Society, 2015, 4 (1), pp. 39-48.
11. Kibalama Ssemambo P, Nalubega-Mboowa M.G, Owora A et al, Virologic response of treatment experienced HIV-infected Ugandan children and adolescents on NNRTI based first-line regimen, previously monitored without viral load, BMC Pediatr, 2021, 21 (1), 139.
12. Sibhat M, Kassa M, Gebrehiwot H, Incidence and Predictors of Treatment Failure Among Children Receiving First-Line Antiretroviral Treatment in General Hospitals of Two Zones, Tigray, Ethiopia, 2019, Pediatric Health, Medicine and Therapeutics, 2020, Volume 11, pp. 85-94.