16. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG NHÀ VỆ SINH NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2023

Trần Thị Len1, Đặng Thị Hồng Thiện1, Phạm Thu Thúy1, Lê Thị Ngọc Hương1, Nguyễn Thị Phượng1, Nguyễn Thị Son1, Phùng Quốc Điệp2, Ngô Văn Toàn3
1 Bệnh viện Phụ sản Trung ương
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng nhà vệ sinh người bệnh.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên tất cả 165 nhà vệ sinh của người bệnh, với tổng số 660 lượt đánh giá tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2023. Chất lượng chung nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn khi tất cả các khía cạnh được đánh giá là đạt.


Kết quả: Nhà vệ sinh có chất lượng chung đạt chiếm 21,8%. nhà vệ sinh tại khu vực tòa nhà A, nhà BC, nhà H, nhà K có xu hướng đạt chất lượng cao gấp 7,6 lần nhà vệ sinh tại khu vực tòa nhà D, nhà G, phòng khám theo yêu cầu; nhà vệ sinh được hoàn thiện phiếu bảng kiểm vệ sinh có xu hướng chất lượng đạt cao gấp 33,6 lần so với nhà vệ sinh không thực hiện điền bảng kiểm vệ sinh, nhà vệ sinh ngoại trú có xu hướng chất lượng đạt cao gấp 4,46 lần nhà vệ sinh nội trú (p < 0,05). Các yếu tố bao gồm: cơ sở vật chất xuống cấp, thiếu nhà vệ sinh, thiếu nhân viên dọn dẹp, nhân viên dọn dẹp thiếu kiến thức và ý thức dọn dẹp nhà vệ sinh, ý thức sử dụng nhà vệ sinh của người bệnh kém làm tăng nguy cơ nhà vệ sinh không đạt tiêu chuẩn.


Kết luận: Các yếu tố về cơ sở vật chất; hoạt động dọn dẹp vệ sinh; kiểm tra, giám sát nhà vệ sinh; số lượng và chất lượng nhân viên dọn dẹp; ý thức sử dụng nhà vệ sinh của người bệnh và sự hỗ trợ của bệnh viện có mối liên quan với chất lượng nhà vệ sinh người bệnh. Do đó, bệnh viện cần can thiệp dựa trên các yếu tố nguy cơ này nhằm nâng cao chất lượng nhà vệ sinh người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Cổng thông tin Bộ Y tế, Nhà vệ sinh trong bệnh viện: “chuyện nhỏ” mà không nhỏ, https://moh .gov.vn/tin-lien-quan/-/asset_publisher/vjYyM7 O9aWnX/content/nha-ve-sinh-trong-benh-vien-chuyen-nho-ma-khong-nho?inheritRedirect=false (accessed January 16, 2023).
[2] Bộ Y tế, Quyết định số 5959/QĐ-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2021 về việc ban hành Bộ tiêu chí xanh - sạch - đẹp, 2021.
[3] Nguyễn Viết Hải, Nghiên cứu sự hài lòng của bệnh nhân với dịch vụ khám chữa bệnh tại Khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2017, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội, 2017.
[4] Ngô Văn Chúa, Trải nghiệm của người bệnh nội trú và một số yếu tố ảnh hưởng tại Khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2021, Luận văn thạc sỹ quản lý bệnh viện, Đại học Y tế công cộng, 2021.
[5] Nguyễn Minh Tuấn, Thực trạng trải nghiệm của người điều trị nội trú và một số yếu tố ảnh hưởng tại Khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu, tỉnh An Giang năm 2021, Luận văn thạc sỹ quản lý bệnh viện, Đại học Y tế công cộng, 2021.
[6] Võ Nguyễn Phước Thảo, Trải nghiệm của người bệnh nội trú tại một số khoa lâm sàng thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2020 và một số yếu tố liên quan, Luận văn thạc sỹ quản lý bệnh viện, Đại học Y tế công cộng, 2020.
[7] Lê Thiện Quỳnh Như, Khảo sát sự trải nghiệm của người bệnh về dịch vụ y tế nội trú tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, năm 2019, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II: Tổ chức quản lý y tế, Đại học Y tế công cộng, 2019.
[8] Chu Thị Thanh Loan, Trải nghiệm của sản phụ về dịch vụ chăm sóc sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2020 và các yếu tố ảnh hưởng, Luận văn thạc sỹ quản lý bệnh viện, Đại học Y tế công cộng, 2020.
[9] Nguyễn Thị Kim Loan, Phạm Văn Lình, Tình hình và kết quả thực hiện bộ tiêu chí chất lượng đánh giá mức độ an toàn phẫu thuật theo Quyết định 7482/QĐ-BYT của Bộ Y tế tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2020-2021, Tạp chí Dược học Cần Thơ, 2021, số 37, tr. 198-206.