5. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG DO TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỢC CẤP CỨU TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175

Trần Quốc Việt1, Trần Quốc Việt2, Nguyễn Trung Kiên3
1 Bệnh viện Quân y 175
2 Bệnh viện Quân y 13
3 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm chung của bệnh nhân chấn thương do tai nạn giao thông được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Quân y 175.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 846 bệnh nhân chấn thương do tai nạn giao thông đến cấp cứu, điều trị tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 3/2023 đến tháng 10/2023. Các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng được thu thập và phân tích.


Kết quả: Bệnh nhân nam giới là chủ yếu với 65,25%. Độ tuổi trung bình là 40,10 ± 16,93. Vị trí tổn thương chủ yếu là chấn thương tứ chi (52,01%), chấn thương đầu mặt cổ (21,28%), chấn thương bụng (10,28%). Loại hình chấn thương chủ yếu là gãy xương (52,72%), chấn thương sọ não (20,57%), tổn thương phần mềm (9,93%), tổn thương nội tạng (9,46%). Thời gian từ khi xảy ra tai nạn giao thông đến khi vào viện cấp cứu từ 1-3 giờ là 38,18%.


Kết luận: Bệnh nhân chấn thương do tai nạn giao thông chủ yếu là nam giới, tổn thương thường gặp ở vùng chi thể và đầu mặt cổ, loại hình chấn thương chính là gãy xương, chấn thương sọ não, thường được đưa vào viện cấp cứu sớm trong vòng 3 giờ sau tai nạn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Lương Mai Anh, Nguyễn Quảng Thức, Đỗ Thị Điệp, Thực trạng tử vong do tai nạn giao thông được ghi nhận thông qua hệ thống của ngành Y tế, Tạp chí Giao thông, 2023, tr. 341-348.
[2] Trần Thị Ngọc Lan, Nghiên cứu thực trạng tử vong do tai nạn giao thông tại Việt Nam, Tạp chí Y học thực hành, tập 767 (6), 2011, tr. 76-78.
[3] Đinh Văn Quỳnh, Nguyễn Đức Chính, Phạm Hải Bằng, Thực trạng cấp cứu chấn thương trước viện qua các trường hợp chấn thương sọ não nặng do tai nạn giao thông cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức, Kỷ yếu Hội nghị An toàn giao thông Việt Nam năm 2021, 2021, tr. 322-329.
[4] Tôn Thanh Trà, Phạm Thị Ngọc Thảo, Lê Minh Khôi, Nghiên cứu xây dựng mô hình tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc chấn thương vào Khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 21 (2), 2017, tr. 61-65.
[5] Nguyễn Đức Đồng, Trịnh Xuân Đàn, Thực trạng tai nạn thương tích ở bệnh nhân đến khám, điều trị tại Bệnh viện huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình năm 2014-2015, Bản tin Y Dược miền núi, số 4, 2015, tr. 1-9.
[6] Lê Thị Hồng Lĩnh, Nguyễn Văn Sơn, Đánh giá công tác sơ cấp cứu tai nạn giao thông đường bộ tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng năm 2013, Tạp chí Y học Việt Nam, 440, số 2, tháng 3/2016, tr. 74-79.
[7] Nguyễn Văn Hùng, Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi và hiệu quả can thiệp của mô hình cộng đồng an toàn tại các xã vùng ven thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Luận án tiến sỹ y học, Trường đại học Y Dược - Đại học Huế, 2019.
[8] Đàng Tấn An, Đặng Văn Chính, Tỷ lệ chấn thương do tai nạn giao thông đường bộ và kết quả điều trị tại Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận năm 2011, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 18(6), 2014, tr. 126-133.
[9] Võ Xuân Lý, Ảnh hưởng của điều kiện đường đến tai nạn giao thông, Trường Đại học Giao thông vận tải, 2018.
[10] Phạm Minh Khuê, Vũ Hải Vinh, Đặc điểm tai nạn giao thông đường bộ được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp năm 2018, Tạp chí Y học Việt Nam, 489, số 1, 4/2020, tr. 130-134.