42. THỰC TRẠNG VĂN HOÁ AN TOÀN NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN LÊ VĂN VIỆT, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022

Trần Thanh Sang1, Dương Minh Đức2
1 Bệnh viện Lê Văn Việt, thành phố Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Y tế Công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thiết lập văn hóa an toàn người bệnh (VHATNB) là điều cần thiết và là vấn đề sống còn trong tăng cường chất lượng dịch vụ. Hiện nay, có ít đề tài nghiên cứu văn hóa an toàn người bệnh thực hiện tại các bệnh viện tuyến quận/ huyện.


Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng văn hoá an toàn người bệnh tại Bệnh viện Lê Văn Việt năm 2022.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang trên 192 nhân viên y tế (NVYT) trong toàn bệnh viện Lê Văn Việt, thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá VHATNB theo thang đo HSOPSCVN2015.


Kết quả: Tỷ lệ phản hồi tích cực và tiêu cực của NVYT đối với VHATNB là 59,6% và 11,8%. Trong 12 tiêu chí văn hóa ATNB, chỉ có 4 tiêu chí đạt được tỷ lệ phản hồi tích cực trên 70% (được xem là lĩnh vực VHATNB mạnh), gồm: Làm việc theo nhóm trong Khoa/ phòng; Quan điểm và hành động về ATNB của người quản lý; Tính cải tiến liên tục và học tập một cách hệ thống và phản hồi; và Trao đổi thông tin về sai sót/lỗi. Tỷ lệ phản hồi tích cực thấp nhất được ghi nhận trong 3 tiêu chí là “Bàn giao và chuyển bệnh” với 35,8%, “Nhân sự” với 37,6%, và “Hành xử không buộc tội khi có sai sót” với 45,3%.


Kết luận: VHATNB của bệnh viện Lê Văn Việt có mức tích cực là 59,6%. Nghiên cứu cho thấy cần tăng cường nhân lực, cải thiện cơ sở hạ tầng và các chính sách hỗ trợ báo cáo sai sót và sự cố.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Thị Ngọc Bích, Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến Văn hóa an toàn người bệnh của Nhân viên Y tế tại Khoa Sản, bệnh viện quận Thủ Đức năm 2019, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội, 2020.
[2] Phan Thị Thu Hiền, Thực trạng thực hiện văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec City năm 2017, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, 2018.
[3] Vũ Tuấn Anh, Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa an toàn người bệnh trên nhân viên y tế khối ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Nông Nghiệp, năm 2020, Luận văn Chuyên khoa II, Trường Đại học Y tế Công Cộng, Hà Nội, 2020.
[4] F. Abdolahzadeh, V. Zamanzadeh, A. Boroumand, Studying the Relationship between Individual and Organizational Factors and Nurses’ Perception of Patient Safety Culture, Journal of Caring Sciences, 1(4), 2012, pp.215- 222.
[5] I.C. Chen, H.H. Li, Measuring patient safety culture in Taiwan using the Hospital Survey on Patient Safety Culture (HSOPSC), BMC Health Services Research, 10(1), 2010, pp.1-10.
[6] Yanli Nie et al., Hospital survey on patient safety culture in China”, BMC health services research, 13(1), 2013, p. 228.
[7] J. Sorra et al., AHRQ Hospital survey on patient safety culture version 2.0: user’s guide, Rockville: Agency for Healthcare Research and Quality, 2019.
[8] World Health Organization, Patient Safety: Making health care safer, World Health Organization, Geneva, 2017.
[9] World Health Organization, Patient safety, 2020, truy cập ngày-20/8/2023, tại trang web https:// www.who.int/patientsafety/en/.
[10] Đinh Văn Quỳnh và các cộng sự, Đánh giá văn hóa an toàn người bệnh và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện Thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021, Đợt 1, chủ biên, Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, 2021.
[11] Phan Thị Thu Hiền, Thực trạng thực hiện văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec City năm 2017, Luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý Bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, 2018.
[12] Trần Nguyễn Như Anh, Nghiên cứu văn hoá an toàn người bệnh tại bệnh viện Từ Dũ, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2015.