38. TỶ LỆ LOÃNG XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG CUSHING DO SỬ DỤNG GLUCOCORTICOID TẠI KHOA NỘI TIẾT – BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Ngô Đức Kỷ1, Lê Đình Sáng1, Nguyễn Quốc An1
1 Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát thực trạng loãng xương và mật độ xương ở bệnh nhân sử dụng glucocorticoid kéo dài.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tất cả 60 bệnh nhân có tiền sử hoặc hiện tại đang dùng thuốc glucocorticoid. Thời gian nghiên cứu từ tháng 02/2023 – 06/2023 tại Khoa Nội tiết Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.


Kết quả: Tuổi trung bình 65,4 ± 9,3 tuổi; tỷ lệ nữ 58,3% và nam 41,7%. Thời gian sử dụng glucocorticoid trung bình 42,4 ± 28,5 tháng. Giá trị trung bình của mật độ xương BMD CSTL, CXĐ lần lượt là 0,7 ± 0,1g/cm2 và 0,6 ± 0,1 g/cm2 . Giá trị trung bình của T-score CSTL, CXĐ lần lượt là -2.4 ± 1,0 và -2,1 ± 0,7. Tỷ lệ loãng xương 60%. Bệnh nhân dùng thuốc GC từ 2 năm trở lên có nguy cơ bị biến chứng loãng xương cao gấp 5 lần so với dùng dưới 2 năm (OR = 5,0; 95%CI: 1,5 - 16,4; p = 0,006). Có sự tương quan tuyến tính nghịch giữa BMD CSTL và thời gian dùng thuốc glucocorticoid với mức tương quan mạnh (r = - 0,765, p < 0,001). Nhóm bệnh nhân dùng thuốc glucocorticoid từ một năm trở lên có BMD CSTL trung bình là 0,7 ± 0,01, thấp hơn so với dùng dưới một năm (0,9 ± 0,1) với p < 0,05. Nhóm bệnh nhân dùng thuốc glucocorticoid từ một năm trở lên có BMD CXĐ trung bình là 0,6 ± 0,01, thấp hơn so với dùng dưới một năm (0,7 ± 0,1) với p < 0,05.


Kết luận: Việc sử dụng glucocorticoid kéo dài ảnh hưởng đến giảm một độ xương và tăng nguy cơ loãng xương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Hopkins RL, MC Leinung, Exogenous Cushing’s syndrome and glucocorticoid withdrawal. Endocrinol Metab Clin North Am, 2005. 34(2): p. 371-84.
[2] Bộ Y tế, Quyết định số 3879/QĐ-BYT ngày 30/09/2014 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Nội tiết – Chuyển hoá, 2014.
[3] Nguyễn Mộng Tuân, Nghiên cứu mối liên quan của một số chỉ số đông máu với các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân khớp mạn tính có hội chứng Cushing do corticoid, 2018; Luận văn Thạc sĩ, Học viện Quân y 2018.
[4] Nguyễn Thị Thùy Linh, Trần Hồng Nghị, Vũ Thị Loan & cs, Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng hội chứng Cushing ở bệnh nhân dùng glucocorticoids, 2018; Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy, 2018. 13.
[5] Venkateshwarlu N, P Gandiah, Iatrogenic Cushing’s Syndrome in Admitted Patients to a Rural Based Medical College Hospital, 2017; International Journal of Contemporary Medical Research, 2017. Volume 4 | Issue 1 | January 2017 | ICV (2015): 77.83.
[6] Trần Việt Hòa, Đào Bùi Quý Quyền, Hoàng Trung Vinh, Khảo sát mật độ xương bằng phương pháp Dexa ở bệnh nhân viêm thận Lupus, 2022; Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 510-Tháng 1 – Số 2 - 2022.
[7] Van Staa TP, HG Leufkens, C Cooper, The epidemiology of corticosteroid-induced osteoporosis: a meta-analysis, 2002; Osteoporos Int, 2002. 13(10): p. 777-87.
[8] Trần Thị Hiền Lĩnh, Đỗ Thị Huyền Trang, Mai Minh Thường & cs, Thực trạng kiến thức và sử dụng thuốc Corticosteroid ở bệnh nhân gút tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 518, số 1 (2022).
[9] Sözen T, L Özışık, N Başaran, An overview and management of osteoporosis, 2017; Eur J Rheumatol, 2017. 4(1): p. 46-56.
[10] Osvaldo DM, Luis FV, Maritza VW et al., Management of glucocorticoid-induced osteoporosis; Aging Clin Exp Res, 2021. 33(4): p. 793-804.
[11] Trần Thị Hằng, Lê Đình Tuân, Nguyễn Tiến Sơn, Một số yếu tố liên quan đến mật độ xương ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp; Tạp chí Y dược lâm sàng, tập 15 – số 3/2020.
[12] Hopkins RL, MC Leinung, Exogenous Cushing’s syndrome and glucocorticoid withdrawal; Endocrinol Metab Clin North Am, 2005. 34(2): p. 371-84, ix.