28. THỰC TRẠNG STRESS, LO ÂU VÀ TRẦM CẢM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI HỌC TẬP TẠI CƠ SỞ HÒA LẠC NĂM HỌC 2022-2023

Trần Văn Thiện1, Nguyễn Thị Mỹ Linh2, Nguyễn Thị Bạch Tuyết3, Đặng Bảo Ngọc3, Nguyễn Thành Trung3, Mạc Đăng Tuấn3
1 Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nộ
2 Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng stress, lo âu và trầm cảm của sinh viên trường Đại học Y Dược-Đại học Quốc Gia Hà Nội học tập tại cơ sở Hòa Lạc năm học 2022-2023 và một số yếu tố liên quan.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 422 sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y Dược-Đại học Quốc Gia Hà Nội học tập tại cơ sở Hòa Lạc năm học 2022-2023.
Kết quả: Tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu stress là 53,6%, lo âu 77,7%, trầm cảm 70,9%.
Kết luận: Tỷ lệ có dấu hiệu stress, lo âu và trầm cảm của sinh viên năm nhất học tập tại cơ sở Hòa Lạc khá cao nên khuyến khích sinh viên xây dựng kế hoạch học tập hợp lý và phát hiện kịp thời để có những biện pháp can thiệp phù hợp. Các yếu tố ảnh hưởng đến stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên là giới, ngành học, tài chính bản thân, điểm GPA, hài lòng với điểm thi, thi lại, xung đột với gia đình, chứng kiến bố mẹ bất hòa, khó khăn trong việc tìm bạn mới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] WHO, Concepts, emerging evidence, practice (Summary Report) Geneva, 2004.
[2] Bayram, Nuran and Bilgen, Nazan, The prevalence and socio-demographic correlations of depression, anxiety and stress among a group of university students. Soc Psychiatry Psychiatr Epidemiol, 2008, 43(8): p. 667-72.
[3] Nguyễn Thành Trung, Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm và các yếu tố liên quan trong sinh viên cử nhân trường Đại học Y tế công cộng năm 2017 - Khảo sát bằng bộ công cụ DASS 21. Luận văn Thạc sĩ y tế công cộng, Đại học Y tế công cộng, 2017.
[4] Phạm Thị Huyền Trang, Thực trạng stress trong sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội. Khóa luận tốt nghiệp ngành Bác sĩ Đa khoa, Đại học Y Hà Nội, 2013.
[5] Jungmin L, Huyn JJ, Sujin K, Stress, Anxiety, and Depression Among Undergraduate Students during the COVID-19 Pandemic and their Use of Mental Health Services. Innov High Educ, 2021, 46(5): p. 519-538.
[6] Nguyễn Hoàng Nguyên, Trầm cảm, lo âu và stress ở sinh viên hệ bác sỹ trường ĐHYHN năm học 2018-2019 và một số yếu tố liên quan, 2019.
[7] WHO, Depression and other common mental disorders: Global Health Estimates, 2017.
[8] Trần Thị Nga, Trầm cảm, lo âu, stress của sinh viên năm cuối hệ bác sỹ đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm 2021 và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển, 2021.
[9] Muhamad SBY, Ahmad FAR, Abdul AB et al. Prevalence and associated factors of stress, anxiety and depression among prospective medical students. Asian J Psychiatr, 2013. 6(2): p. 128-33.
[10] Phạm Thị Diệu Ngọc, Thực trạng rối loạn trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường Đại học Y khoa Vinh; Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, trường ĐH Y tế Công cộng, 2013.