13.NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KẾT QUẢ HUYẾT THANH CHẨN ĐOÁN KÝ SINH TRÙNG Ở BỆNH NHÂN MÀY ĐAY MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Duy Hải1, Nguyễn Tuấn Hưng2, Lê Ngọc Diệp3
1 Công ty CP Doctor Skills Coaching
2 Bộ Y tế
3 Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kết quả huyết thanh chẩn đoán Toxocara spp., Gnathostoma spp., Strongyloides stercoralis, Entamoeba histolytica và Fasciola spp. ở bệnh nhân mày đay mạn tính tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca bệnh được thực hiện trên 60 bệnh nhân mày đay mạn tính đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2016 đến tháng 04/2017.
Kết quả: Tỉ lệ dương tính của huyết thanh chẩn đoán ký sinh trùng là 76,7%. Tỉ lệ huyết thanh dương tính của từng loại ký sinh trùng: Toxocara spp. (63,3%); Gnathostoma spp. (3,3%); Strongyloides stercoralis (16,7%); Entamoeba histolytica (3,3%); Fasciola spp. (13,3%). Tỉ lệ số lượng huyết thanh chẩn đoán dương tính với số loại ký sinh trùng lần lượt là: 1 loại (56,7%); 2 loại (16,7%); 3 loại (3,3%); Không có bệnh nhân nào dương tính đồng thời với 4 hoặc 5 ký sinh trùng.
Kết luận: Tỉ lệ huyết thanh dương tính với ký sinh trùng ở bệnh nhân mày đay mạn tính là khá cao, cao nhất với Toxocara spp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Habif TP, Urticaria and Angioedema. Clinical Dermatology: A color guide to diagnosis and therapy, Mosby (5 edition), 2010.
[2] Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh, Mày đay. Bệnh học da liễu, tài liệu dành cho đào tạo và thực hành lưu hành nội bộ, 2008, tr 414-417.
[3] Lê Thị Minh Ngọc, Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân mề đay đến khám tại [11] Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh; Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y dược Thành phố H Chí Minh, 2013.
[4] Bernstein AJ, Lang MA, Khan DA et al., The [12] diagnosis and management of acute and chronic urticaria: 2014 update. Journal of Allergy and Clinical Immunology, 133 (5), 2014, p. 1270- 1277.
[5] Khan DA, Chronic urticaria: diagnosis and management. Allergy Asthma Proc, 29 (5), 2008, p. 439-446.
[6] Grob J, Gaudy-Marqueste C, Urticaria and quality of life. Clin Rev Allergy Immunol, 30, 2006, p. 47-51.
[7] MM, Chronic Urticaria: Aetiology, Management and Current and Future Treatment Options. Adis International, 64, 2004, p. 2515- 2536.
[8] Harris RH, Mitchell JH, Chronic urticaria due to Giardia lamblia. Arch Derm Syphilol, 59, 1949, p. 587-589.
[9] Kolkhir P, Balakirski G, Merk HF et al., Chronic spontaneous urticaria and internal parasites – a systematic review. Allergy, 71 (3), 2016, p. 308- 322.
[10] Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Nồng độ Vitamin D huyết thanh trên bệnh nhân mề đay mạn tính đến khám tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, 2016.
[11] Roohi R, Khalid ZM, Irfan AS et al., Chronic urticaria merits serum vitamin D evaluation and supplement: a randomized case control study. World Allergy Organ J., 8 (1), 2015, p. 15.
[12] Huỳnh Thị Thanh Thùy, Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mề đay mạn tính đến khám tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ 01/10/2013 đến 30/04/2014. Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, 2014.
[13] Ngô Minh Trãi, Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân mề đay mạn tính đến khám tại Bệnh viện đa khoa Bình Thuận. Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, 2016.