9. CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ TRƯỚC NHẬP VIỆN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA HÔ HẤP BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH HÀ NỘI NĂM 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng giấc ngủ trước nhập viện của người bệnh điều trị nội trú tại khoa hô hấp
Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội năm 2023 và phân tích một số yếu tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 210 bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa hô hấp Bệnh viện Tâm Anh từ tháng 3 năm 2023 đến tháng 8 năm 2023.
Kết quả: Người bệnh điều trị nội trú tại khoa hô hấp có chất lượng giấc ngủ kém trước nhập viện theo thang đo (PSQI >5) chiếm tỷ lệ 62,4%, điểm trung bình của toàn bộ đối tượng là 7,2 ± 4,0. Đa số người bệnh gặp biến cố bất lợi khi ngủ với tỷ lệ 83,8%. Tỷ lệ người bệnh có thời gian đi vào giấc ngủ hơn 30 phút chiếm tới 36,1%. Hiệu quả giấc ngủ của người bệnh dưới 85% chiếm tỷ lệ 58,1%. Số người bệnh phải dùng thuốc an thần để điều chỉnh giấc ngủ chiếm tỷ lệ thấp với 9,5%. Mất ngủ đã ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày với tỷ lệ người bệnh gặp phải vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày là 44,3%. Nhóm ≤ 35 tuổi có chất lượng giấc ngủ tốt cao hơn so với nhóm tuổi ≥ 60 (55,1% so với 17,8%), OR hiệu chỉnh = 5,36, KTC 95% dao động từ 2,4 đến 11,8 (p < 0,001). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn với chất lượng giấc ngủ trước nhập viện.
Kết luận: 62,4% Người bệnh điều trị nội trú tại khoa hô hấp có chất lượng giấc ngủ kém trước nhập viện. Tuổi, nghề nghiệp và trình độ học vấn liên quan có ý nghĩa thống kê với chất lượng giấc ngủ (p < 0,001). Giới tính, thể trạng, hôn nhân không liên quan nhiều đến chất lượng giấc ngủ trước nhập viện của người bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chất lượng giấc ngủ, người nội trú, yếu tố liên quan.
Tài liệu tham khảo
[2] Tiền Ngọc Minh Châu, Tình hình rối loạn giấc ngủ và các yếu tố liên quan đến bệnh nhân nằm viện tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2019-2020, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ (30), 2020, tr. 23-29.
[3] Linh Vũ Ngọc, Đánh giá chất lượng giấc ngủ bằng thang điểm PSQI ở bệnh nhân suy tim mạn tính, Tạp chí Y học Việt Nam, 522(1), 2023.
[4] Ngọc Tô Minh, Thang đo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh phiên bản tiếng Việt, Y Học TP Hồ Chí Minh, 18(6), 2014, tr. 664-668.
[5] Trân Tôn Nữ Nam, Nghiên cứu chất lượng giấc ngủ và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế, Vietnam Journal of Diabetes Endocrinology (61), 2023, tr. 98-105.
[6] Binte ASN, Lee YH, Lopez V et al., Subjective sleep quality among hospitalised adult patients: An observational, cross-sectional study, Proceedings of Singapore Healthcare, journals. sagepub.com/home/psh. 31, 2022, p. tr 1-7.
[7] Kim HJ, Kim REY, Kim S et al., Sex differences in deterioration of sleep properties associated with aging: a 12-year longitudinal cohort study, Journal of clinical sleep medicine; 17(5), 2021, p. 964-972.
[8] Junxin L, Michael VV, Nalaka SG, Sleep in normal aging, Sleep medicine clinics. 13(1), 2018, p. 1-11.
[9] Yaremchuk K, Sleep Disorders in the Elderly, Clin Geriatr Med. 34(2), 2018, p. 205-216.
[10] Sabia S, Dugravot A, Léger D et al., Association of sleep duration at age 50, 60, and 70 years with risk of multimorbidity in the UK: 25-year follow- up of the Whitehall II cohort study, PLoS Med; 19(10), 2022, p. e1004109.