30. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI KHÂU Ổ LOÉT HÀNH TÁ TRÀNG THỦNG TẠI BỆNH VIỆN E 2018-2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi khâu ổ loét hành tá tràng thủng tại Bệnh viện E từ
1/2018 tới 12/2022.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu hồi cứu phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng cho 122
bệnh nhân thủng ổ loét hành tá tràng tại Khoa Ngoại tiêu hóa và Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện
E từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2022.
Kết quả: 100% trường hợp thủng 1 lỗ mặt trước hành tá tràng. Kết quả thành công khâu thủng ổ
loét dạ dày-tá tràng nội soi 121/122 trường hợp, 1 trường hợp chuyển mổ mở, Thời gian trung bình
của cuộc phẫu thuật là 77,55 ± 28,5 phút, không ghi nhận tai biến trong mổ. Đau sau mổ mức độ
thấp thể hiện bằng việc sử dụng thuốc giảm đau trung bình trong 2,7 ± 1,8 ngày. Thời gian trung
bình để trung tiện trở lại 3,42 ± 1,71 ngày. Không ghi nhận trường hợp nào dẫn lưu dạ dày ra nhiều
hơn 500ml một ngày, dẫn lưu ổ bụng được rút sau 6,1 ± 2,5 ngày. Sau mổ, 89,4% người bệnh được
khám lại theo hẹn sau 1 năm, có 12,3% cảm thấy đau bụng âm ỉ vùng thượng vị. Một số biến chứng
xa sau mổ được ghi nhận: sẹo lồi (2 trường hợp); hẹp môn vị (1 trường hợp); thủng tái phát (1
trường hợp); loét tái phát tại vị trí khâu (5 trường hợp).
Kết luận: Phẫu thuật nội soi khâu ổ loét hành tá tràng thủng có nhiều lợi ích cho người bệnh. Thời
gian điều trị ngắn ngày, đau sau mổ ngắn, tỷ lệ biến chứng thấp và tỷ lệ tử vong thấp là những điểm
nổi bật của phương pháp này.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ổ loét hành tá tràng thủng, phẫu thuật nội soi.
Tài liệu tham khảo
Perforated. [Updated 2023 Jun 12]. In:
StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL):
StatPearls Publishing; 2024.
[2] Boey J, Choi SKY, Alagaratnam TT et al., Risk
Stratification in Perforated Duodenal Ulcers: A
Prospective Validation of Predictive Factors.
Ann Surg, 1987, 205(1), 22-26.
[3] Sartelli M et al., World J Emerg Surg.
2020;15:27.
[4] Hữu Hoài Anh, Đánh giá kết quả ứng dụng phẫu
thuật nội soi tại Bệnh viện E, Y học thực hành;
2007;579,580:293-297
[5] Nathanson LK et al. Gastrointest Endosc.
1990;36(2):235-238.
[6] Phạm Đức Huấn, Nguyễn Hoàng, Thủng ổ loét
dạ dày tá tràng. Bài giảng bệnh học Ngoại khoa
dùng cho sinh viên năm thứ tư, Bộ môn Ngoại
trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản y học,
2022 (30-39)
[7] A Tarasconi, F Coccolini, WL Biffl et al.,
Perforated and bleeding peptic ulcer: WSES
guidelines. World J Emerg Surg; 2020, 15: 3.
[8] Bertleff, Marietta, Johan F. Lange, Perforated
Peptic Ulcer Disease: A Review of History and
Treatment. Digestive Surgery 27 (2010): 161 - 169.
[9] Đặng Quốc Ái, Kết quả phẫu thuật nội soi khâu
lỗ thủng ổ loét hành tá tràng tại bệnh viện Đại
học Y Hà Nội. Tạp chí Y học Việt Nam, 2020,
497, 268 - 271
[10] Trần Mạnh Cường, Đánh giá kết quả phẫu thuật
nội soi điều trị thủng ổ loét hành tá tràng tại BV
Bạch Mai từ năm 2013-2018. Luận án thạc sỹ y
học, Đại học Y Hà Nội, 2018.
[11] Trần Mạnh Hùng, Trần Hiếu Học, Trần Quế
Sơn, Kết quả phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng ổ
loét hành tá tràng tại Bệnh viện Bạch Mai giai
đoạn 2019-2020, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập
501 số 2, 2021.