11. KẾT QUẢ CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH CHẨN ĐOÁN VIÊM TỤY CẤP TỤ DỊCH TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

Hồ Chí Thanh1, Lại Bá Thành1
1 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá giá trị chụp cắt lớp vi tính chẩn đoán viêm tụy cấp có tụ dịch.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 181 bệnh nhân viêm tụy cấp có tụ dịch được điều trị dẫn lưu dịch ổ bụng dưới siêu âm tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 1/2021 đến tháng 5/2023. Bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính ổ bụng đa dãy có tiêm chất tương phản trong ngày đầu nhập viện. Quy trình chẩn đoán, điều trị theo hướng dẫn của Hội phẫu thuật cấp cứu thế giới (WSES) năm 2019.


Kết quả: Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng có tiêm chất tương phản phân độ Balthazar E là nhiều nhất (56,9%), tiếp theo là D 28,7% và C là 13,8%, có 1 trường hợp độ B. Kết quả chẩn đoán đúng viêm tụy cấp hoại tử là 98,1%, độ nhạy là 82,1%, độ đặc hiệu là 96,5%, giá trị tiên đoán dương là 98,1%, giá trị tiên đoán âm là 71,8% và hệ số Kappa là 0,73. Chỉ số CTSI phù hợp với lâm sàng là 71,8% trong đó phù hợp mức độ nhẹ là 94,1%, mức độ vừa là 65,3% và mức độ nặng là 56,3%.


Kết luận: Chụp CLVT ổ bụng có tiêm chất tương phản chẩn đoán viêm tụy cấp hoại tử có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, tuy nhiên tỷ lệ phản ánh đúng tình trạng bệnh của chỉ số CTSI còn thấp. Cần chụp CLVT có tiêm chất tương phản lại sau 72 giờ nhập viện để chẩn đoán được chính xác hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Leppäniemi A, Tolonen M, Tarasconi A et al.,
WSES guidelines for the management of severe
acute pancreatitis. World J Emerg Surg, 14, (27),
2019.
[2] Balthazar EJ et al., Acute pancreatitis: value of
CT in establishing prognosis, Radiology. 174(2),
331-336, 1990
[3] Freeny PC, Hauptmann E, Althaus SJ et al.,
Percutaneous CT-guided catheter drainage of
infected acute necrotizing pancreatitis:
techniques and results. AJR Am J Roentgenol;
170: 969 – 975, 1998
[4] Banks PA, Bollen TL, Dervenis C et al.,
Classification of acute pancreatitis-2012:
revision of the Atlanta classification and
definitions by international consensus. Gut.
62(1): 102-11, 2013.
[5] Balthazar EJ, Acute Pancreatitis: Assessment of
Severity with Clinical and CT Evaluation,
Radiology, 223: 603–613, 2002.
[6] Yadav AK, Sharma R, Kandasamy D et al.,
Perfusion CT: Can it predict the development of
pancreatic necrosis in early stage of severe acute
pancreatitis. Abdominal Imaging,. DOI:
10.1007/s00261-014-0226-6, 2014.
[7] Working Group IAP, APA Acute Pancreatitis
Guidelines. IAP/APA evidence-based guidelines
for the management of acute pancreatitis,
Pancreatology; 13(4 Suppl 2), e1-15, 2013
[8] Fung C, Svystun O, Fouladi DF et al., CT
imaging, classification, and complications of
acute pancreatitis. Abdominal Imaging, DOI:
10.1007/s00261-019-02236-4. 2019
[9] Urooj T, Shoukat S, Bokhari I et al., Diagnostic
accuracy of contrast enhanced computed
tomography (CECT) in detection of necrosis in
acute pancreatitis by taking surgical findings as
gold standard, J Pak Med Assoc, 70(11),1930-
1933, 2020.
[10] Mortele KJ, Wiesner W, Intriere L et al., A
modified CT severity index for evaluating acute
pancreatitis: improved correlation with patient
outcome, AJR Am J Roentgenol, 183(5):1261-5,
2004.