1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH VÀ NAM ĐỊNH NĂM 2022

Trần Thái Phúc1, Vũ Duy Tiến1
1 Trường đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình và Nam Định.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 164 người bệnh nam giới mắc thoát vị bẹn được phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình và Nam Định từ tháng 6 năm 2020 đến tháng 9 năm 2022. Số liệu được chia 2 nhóm: Nhóm 1 (tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình) được phẫu thuật theo phương pháp phẫu thuật nội soi xuyên thành bụng ngoài phúc mạc (Transabdominal Preperitoneal - TAPP); Nhóm 2 (tại Bệnh viện đa khoa Nam Định) được phẫu thuật theo phương pháp phẫu thuật nội soi hoàn toàn ngoài phúc mạc (Total Extraperitoneal - TEP). Ghi nhận các thông số thời gian phẫu thuật, biến chứng sau mổ, thời gian nằm viện, kết quả điều trị, thời gian hồi phục...


Kết quả: Thời gian mổ trung bình của phương pháp TEP và TAPP lần lượt là 65,2±13,0 phút và 62,6±13,1 phút. Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật của phương pháp TEP là 24,5% và TAPP là 4,3%. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật trung bình của phương pháp TEP là 5,7±1,8 ngày và phương pháp TAPP là 5,3±1,3 ngày. Kết quả tốt khi xuất viện của phương pháp TEP là 75,4%; TAPP là 85,3%. Thời gian trung bình trở lại làm việc sau phẫu thuật của 2 phương pháp TEP và TAPP lần lượt là 18,6 ± 8,3 ngày và 28,2± 15,2 ngày. Kết quả sau 1 tháng khám lại của 2 phương pháp là tương đương.


Kết luận: Điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật nội soi cho kết quả tốt và không có sự khác biệt về thời gian mổ cũng như kết quả giữa hai phương pháp TEP và TAPP.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Kaya A, Tutcu Sahin S, Kaya Y et al.,
Comparison of prolene and progrip meshes in
inguinal hernia repair in terms of post-operative
pain, limitation of movement and quality of life.
Turk J Surg, 36 (1), 2020, 48-52.
[2] Bittner R, Schwarz J, Inguinal hernia repair: current
surgical techniques. LangenbecksArchSurg, 397(2),
2012, 271-82.
[3] Phan Đình Tuấn Dũng, Nghiên cứu ứng dụng
phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc với tấm lưới
nhân tạo 2D và 3D trong điều trị thoát vị bẹn trực
tiếp, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Y Dược
Huế, 2017.
[4] Zhu X, Liu J, Wei N et al., A study of the “Swissroll”
folding method for placement of selfgripping mesh
in TAPP. Minimally Invasive Therapy & Allied Technologies,
31 (2), 2020,262-8
[5] Nguyễn Thanh Xuân, Lê Đức Anh, Đánh giá kết
quả điều trị thoát vị bẹn ở người lớn bằng phẫu
thuật nội soi xuyên thành bụng đặt tấm nhân tạo
ngoài phúc mạc tại Bệnh viện Trung ương Huế
cơ sở 2. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y
Dược Huế; 10 (2), 2020, 20-5.
[6] Koch CA, Grinberg GG, Farley DR, Incidence
and risk factorsfor urinary retention after
endoscopic hernia repair. Am J Surg, 191 (3),
2006381-5
[7] Đỗ Mạnh Toàn, Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật
nội soi qua ổ phúc mạc đặt lưới nhân tạo điều trị
thoát vị bẹn tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức,
Luận án Tiến sĩ Y Học,Trường Đại Học Y Hà
Nội, 2019.
[8] Aksoy N, Arslan K, Doğru O et al., Comparison
of minimally invasive preperitoneal (MIP)
single-layer mesh repair and total extraperitoneal
(TEP) repair for inguinal hernia in terms of
postoperative chronic pain: a prospective
randomized trial. Turk J Surg; 35(1):35-43, 2019.
[9] Nguyễn Văn Phước, Hà Văn Quyết, Đào Quang
Minh và cộng sự, Đặc điểm bệnh lý và ứng dụng
kỹ thuật phẫu thuật nội soi hoàn toàn ngoài phúc
mạc (TEP) đặt lưới nhân tạo 3D điều trị thoát vị
bẹn hai bên ở người lớn. Tạp chí Y học Việt Nam,
504(2): 53-57, 2021.
[10] Sevinç B, Damburacı N, Güner M et al.,
Comparison of early and longtermoutcomes of
open Lichtenstein repair and totally
extraperitoneal herniorrhaphy for primary inguinal
hernias. Turk J Med Sci; 49(1):38-41, 2019.
[11] Nguyễn Trường Giang, Trần Hiếu Học, Nguyễn
Minh Tuấn và cộng sự, Đánh giá kết quả sớm
điều trị thoát vị bẹn ở người lớn bằng phẫu thuật
nội soi đặt lưới nhân tạo hoàn toàn ngoài phúc
mạc tại bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học Việt
Nam, 471(1):1-4, 2018.
[12] Aasvang EK, Gmaehle E, Hansen JB et al.,
Predictive risk factors for persistent
postherniotomy pain. Anesthesiology, 112 (4),
957-69, 2010.