5. NAM HÓA HOÀN TOÀN MỘT SỐ NGƯỜI BỆNH TĂNG SẢN THƯỢNG THẬN BẨM SINH GÂY RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN GIỚI TÍNH THỂ 46,XX DSD TỪ 2015 ĐẾN 2023

Trần Thị Ngọc Anh1, Nguyễn Việt Hoa1, Nguyễn Quang1
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tăng sản thượng thận bẩm sinh (TSTTBS) là bệnh lý di truyền thường gặp với tần xuất khoảng 1:15.000 và là nguyên nhân chính gây nam hóa người nữ mang nhiễm sắc thể (NST) 46,XX. Người bệnh TSTTBS cần chẩn đoán và điều trị hydrocortisone sớm, tốt nhất ngay sau khi sinh. Điều trị muộn và không liên tục hydrocortisone gây nam hóa hoàn toàn, người bệnh phát triển như người nam.


Đối tượng: Người bệnh TSTTBS NST 46,XX có triệu chứng nam hóa hoàn toàn được khám và điều trị tại BV HN Việt Đức từ 2015 đến 2023.


Phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca bệnh.


Kết quả: 5 người bệnh NST 46,XX được chẩn đoán TSTTBS và điều trị từ 8-26 tuổi có ngoại hình và tính cách nam, 4 người khai sinh giới tính nam. Người bệnh phì đại âm vật như dương vật, có tử cung và buồng trứng kém phát triển, vô kinh nguyên phát, vú không phát triển, không có tinh hoàn, người bệnh đều lựa chọn giới tính nam.


Kết luận: TSTTBS là nguyên nhân thường gặp gây rối loạn phát triển giới tính ở người mang NST 46,XX. Điều trị muộn hydrocortisone khiến người bệnh có ngoại hình và tính cách nam hóa hoàn toàn, lựa chọn sống với giới tính nam nhưng không có khả năng sinh sản.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] New MI, Oksana L, Karen LS et al., Congenital
Adrenal Hyperplasia, Genetic Steroid Disorders,
Elsevier, San Diego, CA, 2021.
[2] Vũ Chí Dũng, Nghiên cứu các dạng đột biến gen
gây bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh thiếu
21-hydroxylase, Luận án tiến sỹ y học, Trường
Đại học Y Hà Nội, 2017.
[3] Trần Thị Ngọc Anh, Nguyễn Việt Hoa, Vũ Hồng
Tuân và cộng sự, Khảo sát tình hình mắc rối
loạn phát triển giới tính ở người bệnh đến khám
và điều trị tại BV Hữu Nghị Việt Đức. Đề tài
KHCN cấp cơ sở, 2020.
[4] Nguyễn Thị Nga, Nông Thị Hồng Lê, Hoàng Thị
Ngọc Trâm và cộng sự, Kết quả tầm soát một số
bệnh lý bẩm sinh bằng xét nghiệm máu gót chân
ở trẻ sơ sinh đủ tháng đẻ tại khoa sản bệnh viện
trung ương Thái Nguyên 2019. Tạp chí Y học
Việt Nam, tháng 11, số 2, tập 484: 52-56, 2019.
[5] Chan AO, Shek CC, Urinary steroid profiling in36
the diagnosis of congenital adrenal hyperplasia
and disorders of sex development: Experience of
a urinary steroid referral centre in Hong Kong.
Clinical Biochemistry 46, 327-334, 2012.
[6] Trần Thị Ngọc Anh, Nghiên cứu ứng dụng kỹ
thuật định lượng steroid niệu bằng GC/MS trong
chẩn đoán rối loạn sinh tổng hợp hormon steroid
bẩm sinh ở trẻ em. Luận án tiến sĩ y học, Trường
Đại học Y Hà Nội, 2019.
[7] Vũ Chí Dũng, Nguyễn Phú Đạt, Tăng sản thượng
thận bẩm sinh do thiếu 21-hydroxylase và u vỏ
thượng thận. Y học Việt Nam, 2 (383), 21-25,
2011.
[8] Trần Ngọc Bích, Chỉ định và kỹ thuật mổ tạo bộ
phận sinh dục nữ ở lưỡng giới (kinh nghiệm trên
37 bệnh nhân). Tạp chí Y học Việt Nam, tháng 3
số đặc biệt: 276-281, 2013.