46. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CHẾ PHẨM MÁU TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG TỪ NĂM 2022 ĐẾN 2023

Tống Thị Dung1, Nguyễn Phương Anh1, Võ Trọng Thành1
1 Bệnh viện Phổi Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình hình sử dụng các chế phẩm máu tại Bệnh viện Phổi Trung ương trong 2 năm từ 2022 đến 2023.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phân tích hồi cứu số liệu từ số lượng các chế phẩm máu sử dụng tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 12 năm 2023.


Kết quả: Trong 2 năm từ 2022 đến 2023, Bệnh viện Phổi Trung ương đã sử dụng 8.909 đơn vị khối hồng cầu (KHC), 6.402 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh (HTTĐL), 2.032 đơn vị khối tiểu cầu (KTC), 89 đơn vị Tủa lạnh giàu yếu tố VIII. Các chế phẩm máu sử dụng có xu hướng giảm vào tháng 1 đến tháng 2 hằng năm. Sử dụng KHC các năm tăng dần: 4.091 đơn vị (2022) và 4.818 đơn vị (2023). Nhóm máu O được sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ 45,7%, tiếp đến là nhóm máu B với tỷ lệ 27,6%, nhóm máu A 20,59 %, cuối cùng là nhóm AB với tỷ lệ 6,11%. Các khoasử dụng chế phẩm máu nhiều nhất: Hồi sức tích cực (4.797 đơn vị), Cấp cứu (2175 đơn vị), Lao hô hấp (1.998) và có xu hướng tăng dần theo các năm. Việc sử dụng các chế phẩm khác như KTC, tủa lạnh thay đổi tùy theo tình hình bệnh tật và nguồn cung cấp ở từng thời điểm.


Kết luận: Tổng số chế phẩm máu đã sử dụng từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 12 năm 2023 là 17.447 đơn vị. Các chế phẩm máu sử dụng tăng vào các tháng 3,4,5,6 và giảm vào các tháng 1,2. Các khoa sử dụng chế phẩm máu nhiều nhất là khoa Hồi sức tích cực và khoa Cấp cứu. Nhu cầu sử dụng chế phẩm KTC, tủa lạnh thay đổi tùy theo tình hình bệnh tật và nguồn cung cấp chế phẩm máu ở từng thời điểm.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Đỗ Trung Phấn, Nhu cầu về máu và công tác vận
động hiến máu, Báo cáo nghiên cứu dự án Trung
tâm truyền máu khu vực, tài liệu viện Huyết học
truyền máu trung ương, tr.73, 2001.
[2] Garraud O, Tissot JD, Blood and Blood Components:
From Similarities to Differences, Frontier
in Medicine V5 pp5: 84, 2018.
[3] Hoàng Minh, Những điều cần biết về bệnh lao,
Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr.7-10, 15-17, 2000.
[4] Nguyễn Anh Trí, Cẩm nang vận động hiến máu
tình nguyện, Viện Huyết học truyền máu trung
ương, tr.13-14, 2007.
[5] Nguyễn Ích Việt, Bùi Thị Mai An, Nguyễn
Quang Tùng và cộng sự, Tình hình sử dụng máu,
chế phẩm máu tại Viện huyết học truyền máu
trung ương năm 2010 – 2011, Tạp chí Y học Việt
Nam, 8/2012, 479 - 484.
[6] Nguyễn Thị Diệu Hương, Nguyễn Quang Tùng,
Nghiên cứu tình hình sử dụng các chế phẩm máu
tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2010-2011,
Tạp chí Y học Việt Nam, 396: 320-324, 2012.
[7] Nguyễn Thị Hương Liên, Nghiên cứu tình hình
sử dụng máu và việc thực hiện các biện pháp
đảm bảo an toàn truyền máu tại bệnh viện đa
khoa Hà Đông (2011-2014), Luận văn chuyên
khoa II, Đại học Y Hà Nội, 2014.
[8] Nguyễn Thị Tuyết Trâm, Đồng Sĩ Sằng và cs,
Tình hình sử dụng các chế phẩm máu tại bệnh
viện Trung ương Huế trong 3 năm (2013-2015),
Tạp chí Y học Việt Nam, 446:238-244, 2016.
[9] Phùng Thị Hồng Hạnh, Bùi Thị Mai An, Tình
hình sử dụng máu và chế phẩm máu tại bệnh
viện Thanh Nhàn năm 2017, Tạp chí Y học Việt
Nam, 2018, 466:93-98.
[10] Trương Ngọc Định, Nghiên cứu tình hình sử
dụng máu và các chế phẩm máu tại Bệnh viện
Bạch Mai năm 2012, Khóa luận tốt nghiệp, Đại
học Y Hà Nội, 2012.
[11] Võ Trọng Thành, Bước đầu nghiên cứu đặc điểm
tế bào máu ngoại vi và tủy xương của bệnh nhân
lao phổi tại Bệnh viện Phổi Trung ương, Tạp chí
Y học Việt Nam, 2016, 446:331-339.
[12] WHO, Safe blood and blood products, Trainer’s
guide, p25-34, 2009.