22. ĐẶC ĐIỂM VI SINH VÀ HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG PHỔI CỦA BỆNH NHÂN NẤM PHỔI ASPERGILLUS XÂM LẤN TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm xét nghiệm vi sinh và hình ảnh tổn thương phổi của bệnh nhân mắc nấm phổi Aspergillus xâm lấn điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 47 bệnh nhân nấm phổi Aspergillus xâm lấn, điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương thời gian từ 01/2019 - 12/2020.
Kết quả: Tuổi trung bình là 54 ± 14. Bệnh nhân có yếu tố vật chủ của EORTC/MSG chiếm 63,8%, trong đó bệnh máu ác tính (34%) và dùng corticoid kéo dài (23,4%). Các tổn thương quan sát qua nội soi phế quản là: Giả mạc (35,5%), nốt hoại tử (21,9%), loét (20,6%), tổn thương u sùi, thâm nhiễm, viêm mủ cũng gặp với tỷ lệ 10-14%. Tổn thương phổi gặp nhiều nhất trên CT ngực là nốt (70,2%), đông đặc (51,1%) và hang (27,7%), các tổn thương xuất hiện ở nhiều thùy phổi cả 2 bên. Tỷ lệ tìm thấy nấm Aspergillus bằng các xét nghiệm vi sinh: Nuôi cấy đờm (50%), nuôi cấy dịch phế quản (45,5%); Galactomannan máu (66,7%), Galactomannan dịch phế quản (40%); Aspergillus-specific lateral-flow device (LFD Aspergillus) máu (71,4%), LFD Aspergillus dịch phế quản (66,7%).
Kết luận: Nấm phổi Aspergillus xâm lấn được phát hiện ngày càng nhiều trên lâm sàng. Chẩn đoán và điều trị sớm giúp giảm nguy cơ tử vong. Kết hợp các đặc điểm về yếu tố vật chủ, xét nghiệm vi sinh, tổn thương phổi giúp bác sĩ lâm sàng có cơ sở xác lập chẩn đoán.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nấm phổi Aspergillus, Aspergillus xâm lấn, vi sinh, tổn thương phổi.
Tài liệu tham khảo
and Multi-National Prevalence of Fungal Diseases—
Estimate Precision. J Fungi.3(4), 2017
[2] Smith JA, Kauffman CA, Pulmonary fungal infections.
Respirology. 17(6):913-926, 2012.
[3] De Pauw B, Walsh TJ, Donnelly JP et al., Revised
Definitions of Invasive Fungal Disease
from the European Organization for Research
and Treatment of Cancer/Invasive Fungal Infections
Cooperative Group and the National Institute of
Allergy and Infectious Diseases Mycoses
Study Group (EORTC/MSG) Consensus Group.
Clin Infect Dis.46(12):1813-1821, 2008.
[4] Kousha M, Tadi R, Soubani AO, Pulmonary
aspergillosis: A clinical review. Eur Respir
Rev.20(121):156-174, 2011.
[5] Cornillet A, Camus C, Nimubona S et al., Comparison
of Epidemiological, Clinical, and Biological Features
of Invasive Aspergillosis in Neutropenic and Nonneutropenic
Patients: A 6-Year Survey. Clin Infect Dis 43(5):577-584,
2006.
[6] Prasad A, Agarwal K, Deepak D et al., Pulmonary
Aspergillosis: What CT can Offer Before it is too
Late! J Clin Diagn Res JCDR.10(4):TE01-TE05,
2016.
[7] Latgé JP, Chamilos G, Aspergillus fumigatus and
Aspergillosis in 2019. Clin Microbiol Rev.33(1),2019.
[8] Ullmann AJ, Aguado JM, Arikan-Akdagli S et
al., Diagnosis and management of Aspergillus
diseases: Executive summary of the 2017 ESCMID
-ECMM-ERS guideline. Clin Microbiol Infect.24 Suppl
1:e1-e38, 2018.