14. SO SÁNH MỨC ĐỘ ĐAU TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT CỐ ĐỊNH CỘT SỐNG BẰNG VÍT QUA CUỐNG ĐIỀU TRỊ LAO CỘT SỐNG THẮT LƯNG TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022

Hoàng Hải Yến1, Lương Thị Cẩm Tú1, Nguyễn Anh Tuấn1
1 Bệnh viện Phổi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giới thiệu: Lao cột sống là bệnh viêm đốt sống, đĩa đệm đặc hiệu do trực khuẩn lao gây ra, chiếm khoảng 1-2% các bệnh nhân lao. Triệu chứng của bệnh lao cột sống bao gồm đau, biến dạng cột sống và dấu hiệu chèn ép thần kinh.


Mục tiêu nghiên cứu: 1. Nhận xét đặc điểm chẩn đoán hình ảnh nhóm bệnh nhân lao cột sống thắt lưng được phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống tại Bệnh viện Phổi Trung ương; 2. So sánh mức độ đau trước và sau phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống của bệnh nhân lao cột sống thắt lưng.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu.


Kết quả: Các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều có tổn thương cột sống nặng nề trên phim chẩn đoán hình ảnh, bao gồm: áp xe cạnh sống (100% bệnh nhân), mất vững cột sống (100% bệnh nhân); gù vẹo cột sống (93,2% bệnh nhân), hẹp ống sống (79,6% bệnh nhân), áp xe ngoài màng cứng (63,6% bệnh nhân). Điểm đau trước phẫu thuật của bệnh nhân lớn với điểm VAS trung bình: 7,35 ± 2,27 điểm, trong đó 4 bệnh nhân (9%) đau nhẹ, 25 bệnh nhân đau trung bình (56,9%), 15 bệnh nhân đau nặng (34,1%). Sau phẫu thuật mức độ đau của người bệnh giảm rõ rệt với điểm VAS trung bình còn 3,22 ± 2,15 điểm, trong đó 18 bệnh nhân (41%) không đau, 22 bệnh nhân (50%) đau mức độ nhẹ, 4 bệnh nhân (9%) đau mức độ trung bình.


Kết luận: Phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống trong điều trị lao cột sống thắt lưng có tác dụng giảm đau rõ rệt. Tuy nhiên, nó chỉ giải quyết các trường hợp đau cột sống do mất vững. Đối với đau kiểu rễ do chèn ép thần kinh cần có phẫu thuật giải ép thần kinh phối hợp để giải quyết triệt để các tổn thương do lao cột sống gây ra.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Rasouli MR, Mirkoohi M, Vaccaro AR et al.,
Spinal tuberculosis: Diagnosis and management.
Asian Spine J. 2012;6(4):294-308. doi:10.4184/
asj.2012.6.4.294
[2] Jain A.K., Kumar J.S, Tuberculosis of spine:
Neurological deficit. Euro Spine J 22 (Suppl 4):
S624-S633, 2012.
[3] Nahla Mohamed Ali Hasan, Pedicle involvement
in tuberculous spondylitis and pyogenic spondylitis:
Comparative magnetic resonance imaging
study, The Egyptian Journal of Radiology and
Nuclear Medicine,Volume 45, Issue 2,2014,
Pages 455-460,ISSN 0378-603X,
[4] Nguyễn Khắc Tráng, Kết quả phẫu thuật cố định
cột sống lối sau và giải ép thần kinh lối trước
trong điều trị lao cột sống có biến chứng thần
kinh; Tạp chí Y học Thực hành, số 1, 2019.
[5] Leowattana W, Leowattana P, Leowattana T,
Tuberculosis of the spine. World J Orthop.
2023 May 18;14(5):275-293. doi: 10.5312/
wjo.v14.i5.275. PMID: 37304201; PMCID:
PMC10251269.
[6] Garg RK, Somvanshi DS, Spinal tuberculosis: A
review. J Spinal Cord Med. 2011;34(5):440-54.
doi: 10.1179/2045772311Y.0000000023. PMID:
22118251; PMCID: PMC3184481.
[7] Liu Z., Zhang P., Li W et al., Posterior-only vs.
combined posterior-anterior approaches in treating
lumbar and lumbosacral spinal tuberculosis:
A retrospective study with minimum 7-year follow-up.
J Orthop Surg Res 15, 99 (2020). https://
doi.org/10.1186/s13018-020-01616-7
[8] Zeng H., Zhang P., Shen X. et al., One-stage
posterior-only approach in surgical treatment of
single-segment thoracic spinal tuberculosis with
neurological deficits in adults: A retrospective
study of 34 cases. BMC Musculoskelet Disord
16, 186 (2015). https://doi.org/10.1186/s12891-
015-0640-0