35. TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH

Đoàn Duy Tân1, Hồ Lan Phương1, Phạm Nhật Tuấn1, Phan Minh Hoàng2
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch năm 2023.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 84 người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong 48 giờ đầu tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch trong khoảng thời gian 10/2022 - 06/2023. Thông tin thu thập gồm: tình trạng dinh dưỡng (SGA, BMI, khối cơ), đặc điểm dân số xã hội và bệnh lý, xét nghiệm cận lâm sàng.


Kết quả: Kết quả nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ suy dinh dưỡng trên người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 44,1% (theo phương pháp SGA), theo BMI là 23,9%. Có mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo phương pháp SGA với số lượng tế bào lympho (p<0,001) và khối cơ (p<0,05).


Kết luận: Tỉ lệ suy dinh dưỡng người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao. Bên cạnh việc điều trị, cần sàng lọc và đánh giá dinh dưỡng định kỳ cho người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời và cá thể hoá cho từng người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Global Initiative for Chronic Obstructive
Lung Disease, Global strategy for prevention,
diagnosis and management of COPD: 2023
report. Global Initiative for Chronic Obstructive
Lung Disease; 2023. Available from: https://
goldcopd.org/2023-gold-report-2/.
[2] Kaluźniak-Szymanowska A, KrzymińskaSiemaszko
R, Deskur-Śmielecka E et al., Malnutrition, Sarcopenia,
and MalnutritionSarcopenia Syndrome in Older Adults
with COPD. Nutrients. 2021;14(1):44.
[3] Raad S, Smith C, Allen K, Nutrition Status and
Chronic Obstructive Pulmonary Disease: Can
We Move Beyond the Body Mass Index? Nutr
Clin Pract. Jun 2019;34(3):330-339.
[4] Detsky AS, McLaughlin JR, Baker JP et al., What
is subjective global assessment of nutritional
status? JPEN J Parenter Enteral Nutr. Jan-Feb
1987;11(1):8-13.
[5] Nguyễn Thị Thu Liễu, Hoàng Thị Ngọc Anh, Đỗ
Nam Khánh, Tình trạng dinh dưỡng và một số
yếu tố liên quan của người bệnh mắc bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Phổi Trung
ương năm 2018; Tạp chí nghiên cứu y học,
2019;120(4):52-58.
[6] Nguyễn Thị Thùy Linh, Thực trạng dinh dưỡng
của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang điều
trị tại Bệnh viện Phổi Thái Bình năm 2017, Tạp
Chí Khoa học Điều dưỡng 2020;3(4):27-33.
[7] Tạ Bá Thắng, Đào Ngọc Bằng, Phạm Đức Minh
và cộng sự, Đặc điểm tình trạng dinh dưỡng của
bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong
đợt cấp, Tạp chí Y học Việt Nam, 505(1), 2021.
[8] Ngân NTK, Tâm LN, Tình trạng dinh dưỡng
bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh
viện Chợ Rẫy, Tạp chí Y Học TP Hồ Chí Minh,
2015, 19(1), 257-61.
[9] Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Trung Anh,
Vũ Thị Dịu và cộng sự, Đặc điểm sarcopenia
ở người bệnh cao tuổi có bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính giai đoạn ổn định. Vietnam Journal of
Physiology, 2022;25(2):67-75.
[10] González Madroño A, Mancha A, Rodríguez FJ
et al., The use of biochemical and immunological
parameters in nutritional screening and
assessment. Nutr Hosp, 2011;26(3):594-601.