14. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA NGƯỜI BỆNH XƠ GAN, VỠ TĨNH MẠCH THỰC QUẢN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Vỡ giãn tĩnh mạch thực quản là một biến chứng nặng của hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở người bệnh xơ gan, tỷ lệ tử vong khoảng 40%. Ở Việt Nam, tỷ lệ chảy máu do vỡ tĩnh mạch thực quản vào cấp cứu ngày càng tăng.
Mục tiêu nghiên cứu: Nhận xét một số đặc điểm bệnh lý ở người bệnh xơ gan, vỡ tĩnh mạch thực quản tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 110 người bệnh vỡ tĩnh mạch thực quản do xơ gan vào điều trị tại khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình từ tháng 5/2021 đến tháng 8/2022. Ghi nhận các biến số về: tuổi, giới, tiền sử, triệu chứng lâm sàng, triệu chứng cận lâm sàng, tổn thương phối hợp và mức độ xơ gan.
Kết quả: Nam chiếm 94,5%; tuổi trung bình là 55,3 ± 9,3 tuổi; lứa tuổi gặp nhiều nhất là 50-59 chiếm 48,2%. 79,1% có tiền sử nghiện rượu và 14,5% có nhiễm virus viêm gan B và C. Tỷ lệ xuất huyết tiêu hoá trung bình và nặng là 46,4 và 29,5%. Các dấu hiệu nôn ra máu, ỉa phân đen, cổ chướng, tuần hoàn bàng hệ đều trên 70%. 100% người bệnh có thiếu máu (50,9% thiếu máu nặng); 83,6% giảm tiểu cầu; 75,5% giảm prothrombin; 95,5% giảm Albumin; 75,5% tăng GOT; 64,5% tăng GPT; 41,8% tăng ure máu; 81,8% tăng bilirubin toàn phần. 10,9% gan teo nhỏ trên siêu âm; 63,6% có 4-5 búi giãn tĩnh mạch thực quản độ 3. Tỷ lệ xơ gan theo Child-Pugh B và C là 59,1 và 40,9%.
Kết luận: Người bệnh vỡ tĩnh mạch thực quản do xơ gan đến điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình thường ở giai đoạn muộn, suy giảm chức năng gan rõ. Xơ gan Child-Pugh C 40,9%; Tỷ lệ GOT/ GPT>1; 63,6% có 4-5 búi giãn tĩnh mạch thực quản mức độ 3.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Xuất huyết tiêu hoá, vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, xơ gan, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình.
Tài liệu tham khảo
al., Nationwide estimates and risk factors of
hospital readmission in patients with cirrhosis
in the United States. Liver Int; 39(5), 2019,
pp:878-884.
[2] Ngô Văn Thuyền, Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ
Tiên, Lê Thành Lý, Đặc điểm xuất huyết tiêu hóa
trên ở người cao tuổi tại Bệnh viện Chợ Rẫy; Tạp
chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 16, phụ
bản số 1, 2012, tr. 37-42.
[3] Ngô Quý Châu, Bệnh học nội khoa, tập 2, Nhà
xuất bản Y học Đại học Y Hà Nội, 2020.
[4] Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, Báo cáo tổng
kết cuối năm, Website bệnh viện Đa khoa tỉnh
Thái Bình, 2020.
[5] Võ Tấn Cường, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng, biến chứng và đánh giá kết quả
điều trị đợt cấp ở người bệnh xơ gan mất bù,
Luận văn Bác Sĩ Nội Trú, Trường Đại Học Y
Dược Cần Thơ, tr.36-51, 2017.
[6] Zaman M, Zaidi AR, Hyder A et al., Frequency
of rebleeding between short course terlipressin
different courses (24 hours) and usual course
(72 hours) terlipressin in adult cirrhotic patients
presenting with acute variceal rebleeding. Med
Forum Mon; 30: pp 130–133, 2019.
[7] Lâm Đức Trí, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng và đánh giá kết quả phương pháp
dự phòng thứ phát xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn
tĩnh mạch thực quản ở người bệnh xơ gan bằng
thắt thun kết hợp với propranolol; Luận văn tốt
nghiệp chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y
Dược Cần Thơ, 2015.
[8] Petrisor A, Stanescu AMA, Papacocea IR
et al., Non-invasive laboratory, imaging
and elastography markers in predicting
varices with high risk of bleeding in cirrhotic
patients. Romanian journal of internal medicine
= Revue roumaine de medecine interne, 59(2),
pp 194–200, 2021.
[9] Nguyễn Ngọc Hằng, Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị vỡ
giãn tĩnh mạch thực quản bằng thắt vòng cao su
ở người bệnh xơ gan tại Bệnh viện đa khoa trung
tâm Tiền Giang, Luận văn tốt nghiệp chuyên
khoa cấp II, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ,
2015.
[10] Mai Hữu Thạch, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị nhiễm
trùng dịch báng trên người bệnh xơ gan cổ trướng
tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ
3/2013 đến 3/2015, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ
nội trú, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, 2015.
[11] Đồng Đức Hoàng, Tình trạng xơ hóa thực quản
qua nội soi ở người bệnh xơ gan sau điều trị bằng
thắt búi giãn tĩnh mạch thực quản; Tạp chí Y học
Việt Nam, 473 (1,2): 125-129, 2018.
[12] Nagib. T. et al., Portal hypertension and variceal
bleeding. The Med Clinics of North America 92:
pp 551-574, 2008.
[13] Khalifa A, Rockey DC, Lower Gastrointestinal
Bleeding in Patients With Cirrhosis-Etiology and
Outcomes. The American journal of the medical
sciences, 359(4), pp 206–211, 2020.