12. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THỐNG KINH VÀ MONG MUỐN ĐIỀU TRỊ BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA SINH VIÊN NỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng thống kinh theo Y học cổ truyền (YHCT) và Y học hiện đại (YHHĐ) của sinh viên nữ tại trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2023. Khảo sát các biện pháp đã sử dụng và mong muốn điều trị thống kinh bằng Y học cổ truyền của sinh viên nữ tại trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2023.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 211 sinh viên nữ hệ chính quy của trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2023. Sinh viên được hướng dẫn và điền vào bộ câu hỏi soạn sẵn, sử dụng 17 dấu hiệu dựa trên thang điểm RSS – Cox để đánh giá tỷ lệ các triệu chứng và sử dụng thang điểm đau VAS để đánh giá mức độ đau.
Kết quả: Qua khảo sát, tỷ lệ thống kinh trên sinh viên nữ trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2023 là 88,2%. Mức độ đau vừa (theo VAS) chiếm 49.2%, đau nhẹ 30.5% và đau nặng 20.3%. Theo y học cổ truyền, thực chứng chiếm 22,9%, hư chứng 71,1%, nhiệt chứng 0,5% và hàn chứng 13,9%. Về thể lâm sàng, thể Khí huyết hư nhược chiếm tỷ lệ cao nhất 51,9%. Tỷ lệ sinh viên có sử dụng các phương pháp giảm đau là 55,7%, trong đó có 63/107 sinh viên dùng thuốc và 44/107 sinh viên sử dụng các phương pháp không dùng thuốc. Tỷ lệ sinh viên có nhu cầu điều trị bằng y học cổ truyền là 48,7%.
Kết luận: Thống kinh là một tình trạng thường gặp của sinh viên nữ trường Đại học Y dược Cần Thơ. Mức độ đau theo VAS chủ yếu là đau vừa. Theo Y học cổ truyền, đa số thống kinh thuộc hư chứng với thể lâm sàng chính là khí huyết hư nhược và sinh viên có mong muốn tìm hiểu và điều trị thống kinh bằng Y học cổ truyền.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thống kinh, mong muốn điều trị, sinh viên nữ, điều trị không dùng thuốc, điều trị bằng Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Tài liệu tham khảo
trạng đau bụng kinh ở nữ sinh viên tại một số
Trường Cao đẳng và Đại học Y tại Hà Nội; Tạp
chí Y học Việt Nam, 210(2), 2022,236-240.
[2] Abdel-Salam DM, Alnuman RW, Alrwuaili RM
et al., Epidemiological aspects of dysmenorrhea
among female students at Jouf University, Saudi
Arabia; Middle East Fertility Society Journal,
2018;23(4):435–439.
[3] Đoàn Văn Minh, Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn
Quang Tâm, Khảo sát đặc điểm thống kinh và
nhu cầu điều trị bằng y học cổ truyền của sinh
viên nữ Trường Đại học Y-Dược, Đại học Huế;
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược
Huế, 2021;11(1):79-86.
[4] S Chen, X Wu, C Liu et al., Discussion about
traditional Chinese medicine causes, pathogenesis
and distribution of syndromes of primary
dysmenorrhea among female college students
based on questionnaire investigation. 2013 IEEE
International Conference on Bioinformatics and
Biomedicine, Shanghai, China, 2013, pp. 9-14,
doi: 10.1109/BIBM.2013.6732626.
[5] I Guimaraes, AM Povoa, Primary Dysmenorrhea:91
Assessment and Treatment. Rev Bras Ginecol
Obstet, 2020;42(8):501-507.
[6] KA Kho, JK Shields, Diagnosis and
Management of Primary Dysmenorrhea. Jama,
2020;323(3):268-269.
[7] Zhai F, Wang D, Hua Z et al., A comparison
of the efficacy and safety of complementary
and alternative therapies for the primary
dysmenorrhea: A network meta-analysis
protocol. Medicine; 2019;98(19):15586.
[8] Yesuf TA, Eshete NA, Sisay EA, Dysmenorrhea
among University Health Science Students,
Northern Ethiopia: Impact and Associated
Factors. Int J Reprod Med. 2018 Jan
21;2018:9730328. doi: 10.1155/2018/9730328.
PMID: 29610764; PMCID: PMC5828460.
[9] Gail G, Ariel TN, Martin F, Dysmenorrhea in
adolescents, Curr Probl Pediatr Adolesc Health
Care, 2022; 52(5):101186
[10] Hilary DC, Jacqueline AM, Gregory MA
et al., Physiology of the Endometrium and
Menstruation, Physiol Rev, 2020;100(3):1149-
1179