28. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA SINH VIÊN Y KHOA NĂM CUỐI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH NĂM 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Những khó khăn nảy sinh trong cuộc sống sinh viên nếu không có biện pháp giải quyết có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất và tâm lý. Theo các nhà tâm lý học, để giảm thiểu căng thẳng của sinh viên thì sự tham vấn tâm lý trong nhà trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Mục tiêu: Xác định một số yếu tố liên quan đến nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên Y khoa năm cuối trường Đại học Y Dược Thái Bình năm 2022
Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả thông qua cuộc điều tra cắt ngang với 209 sinh viên ở 5 lớp khối ngành Y khoa năm cuối.
Kết quả: Có mối liên quan giữa giới tính và yếu tố xếp loại học tập với nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên; trong đó, tỉ lệ sinh viên nữ có nhu cầu tham vấn tâm lý cao gấp 1,843 lần so với sinh viên nam (OR=1,843; 95CI:1,015-3,348). Bên cạnh đó, tỉ lệ sinh viên có học lực khá trở xuống có nhu cầu tham vấn tâm lý chỉ bằng 0,535 lần so với sinh viên đạt học lực xuất sắc/giỏi (OR=0,535; 95CI: 0,305-0,939).
Kết luận: Các yếu tố liên quan đến nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên Y khoa năm cuối trường Đại học Y Dược Thái Bình năm 2022 bao gồm giới tính và yếu tố xếp loại học tập.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Yếu tố liên quan, nhu cầu tham vấn tâm lý, trường Đại học Y Dược Thái Bình.
Tài liệu tham khảo
Prevalence of stress, stressors, and coping
strategies among medical undergraduate students
in a medical college of Mumbai. J Educ Health
Promot; 2021, 10. p. 318.
[2] Nguyễn Việt Anh, Võ Trương Như Ngọc, Chu
Đình Tới, Thực trạng stress và một số yếu tố liên
quan ở sinh viên Răng Hàm Mặt trường Đại học
Y Hà Nội, Nghiên cứu Y học; 142 (6), 2021, pp.
68-77.
[3] Đỗ Thị Hạnh Phúc, Triệu Thị Hương, Những
khó khăn tâm lý của sinh viên Học viện Cảnh
sát Nhân dân, Tạp chí Tâm lý học; 9 (102). pp.
22 - 27, 2007.
[4] C. T. Sreeramareddy, P. R. Shankar, V. S. Binu
et al., Psychological morbidity, sources of stress
and coping strategies among undergraduate
medical students of Nepal. BMC Med Educ. 7.
p. 26, 2007.
[5] Huỳnh Ngọc Lăng, Cao Tiến Đức, Lê Văn Quân,
Độ tin cậy và giá trị của bộ test PSS-10 trong
đánh giá ảnh hưởng tâm lý của đại dịch Covid-19
đối với sinh viên y khoa. Tạp chí Sinh lý học
VIệt Nam. 2, 2020.
[6] Đặng Thùy Dương, Nguyễn Thị Thu Thủy, Nhu
cầu tham vấn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất
trường Đại học Y Hà Nội năm 2019, Tạp chí
Nghiên cứu Y học. 129(5), 2020, pp. 216 - 224.
[7] Nguyễn Thị Thu Thủy, Lê Thị Vũ Huyền, Stress
ở sinh viên hệ bác sĩ y khoa năm thứ nhất trường
đại học Y Hà Nội năm học 2020-2021 và một số
yếu tố liên quan. Tạp chí Y học Việt Nam. Tập
508 - Tháng 11 - Số 1, 2021.
[8] I. L. Moutinho, N. C. Maddalena, R. K. Roland
et al., Depression, stress and anxiety in medical
students: A cross-sectional comparison between
students from different semesters. Rev Assoc
Med Bras (1992). 63(1). pp. 21-28, 2017.
[9] Tăng Thị Hảo, Trần Thái Phúc, Nguyễn Thị
Nga và cộng sự, Thực trạng và một số yếu tố
liên quan đến căng thẳng cảm xúc của nữ sinh
viên Điều dưỡng chính quy tại trường Đại học
Y Dược Thái Bình năm 2020, Khoa học Điều
dưỡng, Tập 03 (05), 2020, pp. 226-234.
[10] Nguyễn Bích Ngọc, Nguyễn Văn Tuấn, Thực
trạng stress của sinh viên điều dưỡng Trường
Cao đẳng Y tế Hải Phòng năm 2020, Tạp chí
Nghiên cứu Y học. 143(7), 2021, pp. 159-166.
[11] Tareq AS, Sarah ZA, Tarek T et al., Psychological
distress among medical students in conflicts: a
cross-sectional study from Syria, BMC Medical
Education. 17(1), 2017, p. 173.
[12] Châu Liễu Trinh, Nguyễn Thị Thanh Thảo,
Nguyễn Tấn Đạt và cộng sự, Nghiên cứu tình
hình stress và nhu cầu tư vấn tâm lý trên sinh
viên trường Đại học Y Dược Cần Thơ; Tạp chí Y
dược học cần thơ số 45/2022. pp. 128-134.