25. THAY ĐỔI KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ DỰ PHÒNG BIẾN CHỨNG CHO NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐANG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN QUẢNG NINH

Vũ Văn Đẩu1, Trịnh Thị Nhung2, Đinh Thắng Lợi1
1 Trường đại học Điều dưỡng Nam Định
2 Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thay đổi kiến thức và thực hành về dự phòng biến chứng của người bệnh Tăng huyết áp.


Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp một nhóm, mô tả kết quả trước, sau can thiệp giáo dục. Sử dụng cùng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn để đánh giá trước can thiệp (T1), ngay sau can thiệp (T2) và trước khi ra viện (T3).


Kết quả: Có sự thay đổi về kiến thức, thực hành trước, sau can thiệp: Tỷ lệ NB có kiến thức về các biến chứng có thể gây ra do huyết áp tăng cao trước can thiệp có tỷ lệ thấp < 40%, sau can thiệp T3 đều đạt trên 60%. Tỷ lệ đánh giá kiến thức về cách xử trí khi bị tăng huyết áp kịch phát đạt từ 15% (T1) đến 82% (T3). Sau can thiệp thực hành của người bệnh cũng được thay đổi đáng kể: từ 4% (T1) lên 63% (T3) người bệnh thực hành đo huyết áp hàng ngày. Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ như sử dụng thêm mắm muối trong chế biến, ăn đồ mặn, dùng mỡ động vật, hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu bia sau can thiệp đều giảm đạt dưới 10% . Tỷ lệ trả lời đúng các biện pháp đã làm để phòng tai biến mạch máu não sau can thiệp đều đạt trên 60%. Tỷ lệ không biết giảm từ 58% (T1) xuống còn 5% (T3).


Kết luận: Sau khi can thiệp giáo dục sức khoẻ tỉ lệ người bệnh có kiến thức về dự phòng biến chứng bệnh tăng huyết áp đamg điều trị nội trú tại Bệnh viện Y dược cổ truyền Quản Ninh đều tăng. Bệnh viện cần thường xuyên duy trì các chương trình can thiệp giáo dục cho người bệnh nhằm tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Sở Y tế Quảng Ninh, Báo cáo về hoạt động
phòng chống Tăng Huyết áp của Trung tâm y tế
dự phòng Quảng Ninh năm 2019, 2019.
[2] Phân hội THA Việt Nam, Số người bị Tăng huyết
áp đang ở mức báo động đỏ, 2017.
[3] Trịnh Thị Hương Giang, Kiến thức, thực hành
và một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng
biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại
khoa khám bệnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh
Bình, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Trường
đại học Y tế Công cộng, 2015.
[4] Đinh Thị Thu, Kiến thức, thực hành và một số
yếu tố liên quan về dự phòng biến chứng do tăng
huyết áp của NB điều trị ngoại trú tại Bệnh viện
đa khoa tỉnh Quảng Ninh, năm 2018, Trường ĐH
Điều dưỡng Nam Định, 2018.
[5] Trần Thị Mỹ Hạnh, Đánh giá kết quả can thiệp
nâng cao thực hành theo dõi huyết áp và tuân
thủ điều trị ở người tăng huyết áp trên 50 tuổi tại
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, Luận án tiến sĩ,
Trường Đại học Y tế công cộng, 2017.
[6] Nguyễn Dương Thiện Ân, Nguyễn Thị Hồng
Nguyên, Phan Ngọc Thủy và cộng sự, Kiến thức
và thực hành dự phòng biến chứng tăng huyết áp
của bệnh nhân tại Khoa nội tim mạch Bệnh viện
Đa khoa khu vực tỉnh An Giang năm 2020, Tạp
chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế
Trường Đại học Tây Đô, Số 10 - 2020.
[7] Bộ Y tế, Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng
chống tăng huyết áp- Đột quỵ do tăng huyết áp,
2011.
[8] Bộ Y tế, Quyết định 3192/QĐ – BYT về việc ban
hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Tăng huyết
áp năm 2010, truy cập ngày-31/9/2017.
[9] Nguyễn Kim Khế, Nghiên cứu mô hình kiểm soát
tăng huyết áp ở người cao tuổi thị xã Hưng Yên,
Luận án tiến sĩ, Đại học Thái Nguyên, 2013.
[10] Trịnh Thị Thúy Hồng, Kiến thức, thực hành
phòng biến chứng tăng huyết áp và một số yếu tố
liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị
ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang năm 2015, Luận văn thạc sỹ y tế
công cộng, Trường đại học Y tế công cộng, 2015.