33. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT VẸO CỘT SỐNG KHỞI PHÁT SỚM BẰNG PHƯƠNG PHÁP THANH TĂNG TRƯỞNG TRUYỀN THỐNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Phương pháp thanh tăng trưởng truyền thống được xem là điều trị tiêu chuẩn đối với bệnh lý vẹo cột sống khởi phát sớm, cho phép nắn chỉnh biến dạng, duy trì sự phát triển của cột sống, của lồng ngực.
Mục tiêu: Đánh giá khả năng nắn chỉnh, tăng trưởng cột sống và các biến chứng của phương pháp thanh tăng trưởng truyền thống điều trị các bệnh nhân vẹo cột sống khởi phát sớm.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả các trường hợp vẹo cột sống khởi phát sớm điều trị bằng phương pháp thanh tăng trưởng truyền thống 2 thanh từ năm 2010 đến 8/2023 tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM.
Kết quả: 16 bệnh nhân (6 nam, 10 nữ). Thời gian theo dõi trung bình 44,44 tháng. Tuổi trung bình lúc phẫu thuật là 8 tuổi, số lần phẫu thuật trung bình là 5 lần, thời gian trung bình giữa các lần phẫu thuật là 8 tháng. Nguyên nhân: 10 vẹo cột sống vô căn, 3 vẹo cột sống bẩm sinh, 3 hội chứng Vol Reclinghausen. Vị trí đường cong: 13 đường cong ngực chính, 1 vẹo thắt lưng, 2 vẹo cột sống 2 đường cong. Khả năng nắn chỉnh đạt 63,9% với góc Cobb trước phẫu thuật trung bình 69 độ (46- 106), góc Cobb tại thời điểm khảo sát trung bình 25 độ (15-45). Cân bằng thân trên mặt phẳng trán trước phẫu thuật 23,2mm còn 10,7mm sau phẫu thuật, SVA 19,3mm (trước phẫu thuật) còn 12,9mm (sau phẫu thuật). Khả năng tăng trưởng đoạn T1-S1 trung bình là 5,98cm, đạt 1,62cm/năm. Biến chứng: 1 trường hợp tràn dịch màng phổi, 1 nhiễm trùng, biến chứng liên quan dụng cụ phổ biến nhất: 1 trường hợp thất bại ốc chân cung, 5 trường hợp gãy thanh nối dọc. Có 8 bệnh nhân theo dõi sau tuổi dậy thì, 1 bệnh nhân hàn xương lần cuối, 7 bệnh nhân vẫn duy trì sự nắn chỉnh tốt, đang tiếp tục theo dõi và không can thiệp.
Kết luận: Thanh tăng trưởng truyền thống an toàn, đạt hiệu quả nắn chỉnh và duy trì sự tăng trưởng tốt với các trường hợp vẹo cột sống khởi phát sớm, phù hợp với tình trạng kinh tế và kĩ thuật nước ta hiện nay.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Vẹo cột sống khởi phát sớm, phương pháp thanh tăng trưởng.
Tài liệu tham khảo
how spinal deformities influence normal spine
and thoracic cage growth. European Spine
Journal; 21(1):64-70, 2012.
[2] Akbarnia BA, Marks DS, Boachie-Adjei O et al.,
Dual growing rod technique for the treatment of
progressive early-onset scoliosis: a multicenter
study. Spine; 30(17S):S46-S57, 2005.
[3] Cengiz B, Ozdemir HM, Sakaogullari A et
al., Traditional Dual Growing Rod Technique
in the Management of Early Onset Scoliosis
and Its Effects on Spinal Growth and Lung
Development: The Mid-Term Prospective
Results. Cureus;13(4), 2021.
[4] Jiang H, Hai JJ, Yin P et al., Traditional growing
rod for early-onset scoliosis in high-altitude
regions: a retrospective study. Journal of
Orthopaedic Surgery and Research;16(1):1-10,
2021
[5] Thompson GH, Akbarnia BA, Kostial P et al.,
Comparison of single and dual growing rod
techniques followed through definitive surgery: a
preliminary study. Spine; 30(18):2039-44, 2005.
[6] Atici Y, Akman YE, Erdogan S et al., The effect
of growing rod lengthening technique on the
sagittal spinal and the spinopelvic parameters.
European Spine Journal; 24:1148-57, 2015.
[7] Helenius I, Oksanen H, McClung A et al.,
Outcomes of growing rod surgery for severe
compared with moderate early-onset scoliosis:
a matched comparative study. Bone Joint
J.100(6):772-9, 2018.
[8] Bess S, Akbarnia BA, Thompson GH et al.,
Complications of growing-rod treatment for
early-onset scoliosis: analysis of one hundred
and forty patients. JBJS ;92(15):2533-43, 2010.
[9] Flynn JM, Tomlinson LA, Pawelek J et al.,
Growing-rod graduates: lessons learned from270
ninety-nine patients who completed lengthening.
JBJS; 95(19):1745-50, 2013.
[10] Kocyigit IA, Olgun ZD, Demirkiran HG et
al., Graduation protocol after growing-rod
treatment: Removal of implants without new
instrumentation is not a realistic approach. J
Bone Joint Sur; 2017;99(18)
[11] Kaustubh A, Syed I, Samarth M et al., Is Final
Fusion Necessary for Growing-Rod Graduates:
A Systematic Review and Meta-Analysis, Global
Spine J. 2023 Jan; 13(1): 209–218.
[12] Sánchez Márquez, F J Sánchez Pérez-Grueso, N
Fernández-Baíllo et al., Growing rods in earlyonset scoliosis.
Do they really help to control the
deformity and spinal and thoracic growth?. Rev
Esp Cir Ortop Traumatol. 2013 May-Jun;57(3).