31. ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐẶT TẤM LƯỚI NHÂN TẠO NGOÀI PHÚC MẠC ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN CÓ VẾT MỔ CŨ VÙNG BỤNG DƯỚI RỐN

Nguyễn Sơn1, Hoàng Thanh Ngân1, Nguyễn Thành Huynh1
1 Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bối cảnh và mục tiêu: Thoát vị bẹn là bệnh lý các tạng trong ổ bụng chui qua ống bẹn hay qua điểm yếu tự nhiên của thành bụng vùng trên nếp bẹn ra dưới da hay xuống bìu và đây là bệnh lý khá phổ biến. Phẫu thuật nội soi đã được xem như là một trong những phương pháp được lựa chọn đầu tay trong điều trị thoát vị bẹn. Tuy nhiên, đối với kỹ thuật này, những bệnh nhân có sẹo vết mổ cũ vùng bụng, việc tạo khoang để đặt lưới đặt ra thử thách lớn đối với phẫu thuật viên.


Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tai biến, biến chứng và tỷ lệ thành công của phẫu thuật nội soi đặt tấm lưới nhân tạo trước phúc mạc điều trị thoát vị bẹn có vết mổ cũ vùng bụng dưới rốn.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.


Kết quả nghiên cứu: Trong thời gian nghiên cứu 4 năm ngày 01/01/2020 đến 30/09/2023 với 21 bệnh nhân được nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận các kết quả sau:


1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng: tuổi trung bình là 56,57 ± 19,74 (tuổi nhỏ nhất là 25, tuổi lớn nhất là 85), nam 95,2%, nữ 4,8%. Có 47,6% các trường hợp tiền căn mổ nội soi và 47,6% các trường hợp là mổ hở vùng bụng dưới rốn, có 1 trường hợp là vừa có sẹo mổ nội soi và mổ hở; tạng thoát vị đa phần là thoát vị bẹn gián tiếp 71,4%, trực tiếp 19,0% và vừa trực tiếp vừa gián tiếp là 9,5%. Thời gian phẫu thuật ngắn nhất là 40 phút, thới gian phẫu thuật dài nhất là 180 phút, thời gian phẫu thuật trung bình là 81,67 ± 31,95 phút.


2. Tỷ lệ tai biến trong mổ là 42,9%, biến chứng sau mổ là 9,5%.


3. Tỷ lệ thành công của phẫu thuật nội soi đặt tấm lưới nhân tạo trước phúc mạc trên bệnh nhân có vết mổ cũ vùng bụng dưới rốn là 90,5%.


Kết luận: Phẫu thuật nội soi đặt tấm lưới nhân tạo trước phúc mạc trên bệnh nhân có sẹo mổ cũ vùng bụng dưới là an toàn và hiệu quả, hậu phẫu diễn biến có nhiều thuận lợi và ưu điểm tương tự như phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn chung (TEP).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Phan Đình Tuấn Dũng, Nghiên cứu ứng dụng
phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc với tấm lưới
nhân tạo 2D và 3D trong điều trị thoát vị bẹn trực255
tiếp, Luận án tiến sĩ y học, Đại Học Y Huế, 2017.
[2] Trương Đình Khôi, Nghiên cứu ứng dụng phẫu
thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn đặt tấm lưới
nhân tạo trước phúc mạc qua đường vào ổ bụng,
Luận án tiến sĩ y học, Đại Học Y Huế, 2022.
[3] Nguyễn Quang Quyền, “Ống bẹn”, Bài giảng giải
phẫu học, tập 2, Nhà xuất bản y học, Chi nhánh
tại Thành phố Hồ Chí Minh, tr.50-58, 2012.
[4] Phạm Hữu Thông, Đỗ Đình Công, Kết quả phẫu
thuật nội soi ngoài phúc mạc điều trị thoát vị bẹn
dưới gây tê tủy sống và gây mê, Y học Thành
phố Hồ Chí Minh, tập 12, phụ bản số 4, tr.53-58,
2008.
[5] Bittner R et al., Guidelines for laparoscopic
(TAPP) and endoscopic (TEP) treatment of
inguinal hernia[International Endohernia Society
(IEHS)], Surg Endosc, 25, pp.2773-2843, 2011.
[6] Iuamoto LR et al., Laparoscopic
totallyextraperitoneal (TEP) hernioplasty using
two trocars: anatomical landmarks and surgical
technique, ABCD Arq Bras Cir Dig, 28(2),
pp.121-123, 2015.
[7] Khaleal F et al., The role of fibrin glue in
decreasing chronic pain in laparoscopic totally
extraperitoneal (TEP) inguinal hernia repair:
a single surgeon’s experience, ANZ Journal of
Surgery, 81, pp.154-158, 2011.
[8] Chi-Wen Lo et al., Comparison of short to
midterm effcacy of nonfxation and permanent
tack fxation in laparoscopic total extraperitoneal
hernia repair: A systematic review and metaanalysis,
Tzu Chi Medical Journal, 2019; 31(4): 244–253
[9] Mark AR et al., Laparoscopic Total
Extraperitoneal Hernia Repair Outcomes,
Journal of the Society of Laparoendoscopic
Surgeons, 2016.
[10] Öberg S et al., Etiology of Inguinal Hernias: A
Comprehensive Review, Frontiers in Surgery, 4
(52), pp. 1-8, 2017.
[11] The HerniaSurge Group, International guidelines
for groin hernia management, Hernia, 22 (1), pp.
1-165, 2018.
[12] Towfigh S et al., Diagnostic Considerations in
Inguinal Hernia Repair, Textbook of Hernia,
Springer International Publishing Switzerland,
pp. 35-39, 2017.