28. ĐÁNH GIÁ TỈ LỆ NHIỄM MRSA VÀ XU HƯỚNG KHÁNG SINH TRONG NHIỄM TRÙNG BÀN TAY TẠI BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH TỪ NĂM 2019-2023

Huỳnh Thị Linh Thu1, Nguyễn Thế Tuân1, Phan Anh Tuấn1, Vũ Huy Thạnh1
1 Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA) được báo cáo là tác nhân gây nhiễm trùng nhiều nhất ở bàn tay tại những trung tâm y khoa hàng đầu trên thế giới. Xu hướng nhạy kháng sinh của tụ cầu vàng vẫn chưa được nắm rõ.


Mục tiêu của nghiên cứu: Đánh giá tỉ lệ nhiễm MRSA trong nhiễm trùng bàn tay và xác định xu hướng đề kháng kháng sinh do MRSA, từ đó đưa ra khuyến cáo cho việc điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm dựa trên độ nhạy kháng sinh đồ tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình.


Phương pháp: Một nghiên cứu hồi cứu, cắt dọc được thực hiện trên tất cả những ca nhiễm trùng bàn tay cấy dương tính được thực hiện tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình từ năm 2019 - 2023. Tỉ lệ của tất cả vi khuẩn được tính toán và thu thập mỗi năm. Nhiễm trùng MRSA được phân tích thêm về độ nhạy kháng sinh.


Kết quả: Có 369 ca nhiễm trùng bàn tay cấy dương tính được xác định từ năm 2019 đến năm 2023. Nhìn chung, MRSA mọc trong 38% ca. Bên cạnh MRSA thì Pseudomonas và Enterobacter là 2 tác nhân chiếm tỉ lệ cao tiếp theo với lần lượt là 24% và 20%. Tỉ lệ nhiễm MRSA được ghi nhận giảm trong thời gian 3 năm đầu, sau đó lại tăng đáng kể trong 2 năm trở lại đây. Có sự tăng dần trong việc nhiễm trùng đa vi khuẩn trong thời gian bốn năm, từ năm 2020 đến năm 2023. Đề kháng clindamycin tăng dần trong 3 năm trở lại đây, bắt đầu từ 53.85% trong năm 2021 nhưng tăng đến 78.26% trong năm 2023. Tương tự, đề kháng levofloxacin cũng ở mức độ cao trong 4 năm đầu, với đạt đỉnh 60.71% trong năm 2019, tuy nhiên, lại giảm đột ngột với 29.17% vào năm 2023.


Kết luận: Tỉ lệ nhiễm MRSA hàng năm trong nhiễm trùng bàn tay vẫn là tác nhân phổ biến nhất, tiếp theo là Pseudomonas và Enterobacter. Có sự gia tăng khác về nhiễm trùng đa vi khuẩn. Sự đề kháng MRSA đối với clindamycin và levofloxacin tăng phù hợp trong giai đoạn nghiên cứu. Liệu pháp kháng sinh theo kinh nghiệm đối với nhiễm trùng bàn tay không những nên tránh penicillin và họ beta-lactams khác mà còn nên tránh sử dụng clindamycin và levofloxacin trong điều trị theo kinh nghiệm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Ong YS, Levin LS, Hand infections;
Plastic and reconstructive surgery. Oct
2009;124(4):225e-233e. doi:10.1097/
PRS.0b013e3181b458c9
[2] Bach HG, Steffin B, Chhadia AM et al.,
Community-associated methicillin-resistant
Staphylococcus aureus hand infections in an
urban setting. The Journal of hand surgery.
Mar 2007;32(3):380-3. doi:10.1016/j.
jhsa.2007.01.006
[3] Fowler JR, Ilyas AM, Epidemiology of adult acute
hand infections at an urban medical center. The
Journal of hand surgery. Jun 2013;38(6):1189-
93. doi:10.1016/j.jhsa.2013.03.013
[4] Houshian S, Seyedipour S, Wedderkopp N,
Epidemiology of bacterial hand infections.
International journal of infectious diseases: IJID:
official publication of the International Society
for Infectious Diseases. Jul 2006;10(4):315-9.
doi:10.1016/j.ijid.2005.06.009
[5] Kowalski TJ, Thompson LA, Gundrum
JD, Antimicrobial management of septic
arthritis of the hand and wrist. Infection. Apr
2014;42(2):379-84. doi:10.1007/s15010-013-
0566-0
[6] O’Malley M, Fowler J, Ilyas AM, Communityacquired
methicillin-resistant Staphylococcus
aureus infections of the hand: prevalence and
timeliness of treatment. The Journal of hand
surgery; Mar 2009;34(3):504-8. doi:10.1016/j.
jhsa.2008.11.021
[7] Osterman M, Draeger R, Stern P, Acute hand
infections. The Journal of hand surgery; Aug
2014;39(8):1628-35; quiz 1635. doi:10.1016/j.
jhsa.2014.03.031
[8] Tosti R, Samuelsen BT, Bender S et al.,230
Emerging multidrug resistance of methicillinresistant
Staphylococcus aureus in hand
infections. The Journal of bone and joint surgery
American volume; Sep 17 2014;96(18):1535-40.
doi:10.2106/jbjs.M.01159
[9] Tosti R, Trionfo A, Gaughan J et al., Risk
factors associated with clindamycin-resistant,
methicillin-resistant Staphylococcus aureus
in hand abscesses. The Journal of hand
surgery; Apr 2015;40(4):673-6. doi:10.1016/j.
jhsa.2014.12.044
[10] Fowler JR, Greenhill D, Schaffer AA et al.,
Evolving incidence of MRSA in urban hand
infections. Orthopedics; Jun 2013;36(6):796-
800. doi:10.3928/01477447-20130523-27
[11] Lodise TP, McKinnon PS, Burden of
methicillin-resistant Staphylococcus aureus:
focus on clinical and economic outcomes.
Pharmacotherapy; Jul 2007;27(7):1001-12.
doi:10.1592/phco.27.7.1001
[12] Shorr AF, Epidemiology and economic
impact of meticillin-resistant Staphylococcus
aureus: review and analysis of the literature.
PharmacoEconomics; 2007;25(9):751-68.
doi:10.2165/00019053-200725090-00004
[13] Gorwitz RJ, Jernigan DB, Jernigan JA,
Strategies for clinical management of MRSA in
the community; summary of an experts’ meeting
convened by the Centers for Disease Control and
Prevention, 2006.
[14] Wilson PC, Rinker B, The incidence of
methicillin-resistant staphylococcus aureus in
community-acquired hand infections. Annals
of plastic surgery; May 2009;62(5):513-6.
doi:10.1097/SAP.0b013e31818a6665
[15] Gorwitz RJ, A review of community-associated
methicillin-resistant Staphylococcus aureus
skin and soft tissue infections. The Pediatric
infectious disease journal; Jan 2008;27(1):1-7.
doi:10.1097/INF.0b013e31815819bb
[16] Rodvold KA, McConeghy KW, Methicillinresistant
Staphylococcus aureus therapy: past,
present, and future. Clinical infectious diseases :
an official publication of the Infectious Diseases
Society of America; Jan 2014;58 Suppl 1:S20-7.
doi:10.1093/cid/cit614
[17] MacDougall C, Powell JP, Johnson CK et al.,
Hospital and community fluoroquinolone use
and resistance in Staphylococcus aureus and
Escherichia coli in 17 US hospitals. Clinical
infectious diseases : an official publication of the
Infectious Diseases Society of America; Aug 15
2005;41(4):435-40. doi:10.1086/432056