26. SO SÁNH KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN VÀ PHẪU THUẬT GÃY 1/3 DƯỚI HAI XƯƠNG CẲNG TAY TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Gãy 1/3 dưới là vị trí thường gặp nhất ở cẳng tay. Điều trị có thể bảo tồn hoặc phẫu thuật; nếu không đúng cách sẽ để lại can lệch ảnh hưởng đến chức năng sấp – ngửa của trẻ về sau. Mục tiêu: So sánh kết quả của điều trị bảo tồn và phẫu thuật.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu cắt ngang mô tả các bệnh nhi ≤ 12 tuổi, được điều trị tại BVCTCH trong 5 năm từ tháng 03/2013 – 04/2017. So sánh giữa 2 phương pháp về thời gian lành xương, chức năng.
Kết quả: Thời gian theo dõi trung bình của nghiên cứu là 43,3 ± 12,3 tháng, gần nhất là 28 tháng, lâu nhất là 78 tháng. Theo tiêu chuẩn Daruwalla: Phẫu thuật cho xương lành và cử động tốt là 100%, Bảo tồn ghi nhận có 1 trường hợp còn hạn chế cử động sấp bàn tay hạn chế 220 so với tay lành, và bù trừ bằng cử động khớp vai nên không cần can thiệp tiếp theo. Nhóm bảo tồn “rất hài lòng” cao hơn so với nhóm phẫu thuật có ý nghĩa thống kê (76,7% so với 43,3%, p=0,011).
Kết luận: Tỉ lệ lành xương của cả 2 phương pháp điều trị đều cao. Tùy vào lứa tuổi, kiểu gãy, đường gãy, độ di lệch của từng trường hợp cũng như tôn trọng khả năng tự điều chỉnh mà lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp để cho kết quả tốt nhất.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gãy 1/3 dưới 2 xương cẳng tay, phẫu thuật, bảo tồn.
Tài liệu tham khảo
forearm fractures in children; Strat Traum Limb
Licon, 3, pp.101-103, 2008.
[2] Landin LA, Epidemiology of children’s fractures,
J Pediatr Orthop B, 6, pp.79-83, 1997.
[3] Outtara O, Result of treatment of forearm fractures
in children, Mali Med, 22(3), pp.43-46, 2007.
[4] Vũ Huyền Trinh, Điều trị gãy hai xương cẳng
tay trẻ em bằng phương pháp xuyên đinh nội tủy
dưới màng tăng sáng, Luận văn chuyên khoa cấp
II, Đại học Y dược TP.HCM, tr.45-87, 2002
[5] Qidwai S, Treatment of diaphyseal forearm
fractures in children by intramedullary Kirschner
wire, J Trauma, Feb; 50(2) pp.303-7, 2001.
[6] Choi KY et al., Percutaneous Kirschner-wire
pinning for severely dispplaced distal radial
fractures in children, The Journal of Bone and
Joint Surgery, vol 77-B (5), Sep, pp.797-801,
1995.
[7] Chess DG, Hyndman JC, Leahey JL et al., Short
arm plaster cast for distal pediatric forearm
fractures, J. Pediatr Orthop, 14, pp.211-213,
1994.
[8] Maccagnano G, Failure Predictor Factors of
Conservative Treatment in Pediatric Forearm
Fractures, BioMed Research International,
Volume 2018.
[9] Lascombes P, Metaizeau JP et al., Elastic stable
intramedullary nailing in forearm shaft fractures
in children: 85 cases, J. Pediatr Orthop, 10(2):
pp.167-71, 1990.
[10] Kim BS, Lee YS, Park SY et al., Flexible
intramedullary nailing of forearm fractures at
the distal mrtadiaphyseal jonction in adolescent,
Clinics in Orthopedic Surgery, 9(1), pp.102-
108, 2017.