25. TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC CÓ TĂNG CƯỜNG NGOÀI KHỚP THEO PHƯƠNG PHÁP LEMAIRE CẢI TIẾN: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM

Trương Nguyễn Khánh Hưng1, Trần Bình Dương1, Lê Đình Hải Hải1, Nguyễn Nam Anh2
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Bệnh viện Minh Anh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề và mục tiêu: Đứt dây chằng chéo trước (ACL) là một trong những chấn thương thể thao phổ biến nhất của khớp gối [1]. Từ những năm 1980, các kỹ thuật tái tạo dây chằng chéo trước (ACLR) liên tục được cải thiện. Mặc dù kết quả của ACLR đã trở nên đáng tin cậy theo thời gian, nhưng sự mất vững xoay ngoài của gối vẫn chưa được hoàn toàn khôi phục. Hơn nữa, tỷ lệ thất bại của mảnh ghép còn cao (17,1%-18%) [2], tỷ lệ trở lại hoạt động thể thao như trước chấn thương thấp (44%-72%), và tình trạng mất vững xoay ngoài của gối còn tồn tại ở khoảng 25% đến 30% bệnh nhân sau phẫu thuật [3-5]. Phương pháp Lemaire tăng cường gân ngoài khớp (LET) là một phẫu thuật được tiến hành để giải quyết sự mất vững xoay ngoài [6]. Điều này đặc biệt hữu ích đối với những bệnh nhân trẻ đứt dây chằng chéo trước có độ mất vững xoay ngoài gối cao có thể quay lại các hoạt động thể thao sau tái tạo dây chằng chéo trước [7].


Phương pháp: Từ tháng 11 năm 2022 đến tháng 02 năm 2024, 53 bệnh nhân dưới 25 tuổi được chẩn đoán đứt dây chằng chéo trước có kết quả Pivot shift test độ 2 – 3, được phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước với mảnh ghép lớp nông gân cơ thẳng đùi tự thân, kết hợp với LET theo phương pháp Lemaire cải tiến. Bệnh nhân được đánh giá trước và sau phẫu thuật với thang điểm IKDC, thang đo hoạt động Tegner (TAS) và điểm Lysholm. Độ mất vững của khớp gối được đánh giá bằng máy KT- 1000 và nghiệm pháp Pivot Shift.


Kết quả: 53 bệnh nhân độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi (trung bình là 22,4 ± 3,8 tuổi) với thời gian theo dõi tối thiểu là 01 năm. Sáu bệnh nhân bị mất liên lạc trong quá trình theo dõi. Trong số các bệnh nhân tham gia nghiên cứu (N = 53; 30 nam, 23 nữ), 100% bệnh nhân được cố định mảnh ghép ACL bằng kỹ thuật all-inside. Tỉ lệ đứt mảnh ghép là 1.9% (01 trường hợp) ở tháng thứ 10. Ở thời điểm theo dõi cuối (trung bình là 13.1 ± 2.1 tháng), điểm IKDC trung bình là 88.9 ± 8.9, điểm Lysholm trung bình là 93.8 ± 5.9, và điểm Tegner trung bình là 6.4 ± 1.5.


Kết luận: Sự kết hợp 2 phương pháp phẫu thuật giữa LET với ACLR ở các bệnh nhân trẻ đứt ACL có mất vững xoay gối cao đã chứng minh kết quả tốt về lâm sàng sau phẫu thuật. Bệnh nhân không có biến chứng và khả năng quay trở lại hoàn toàn với hoạt động thể thao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Zbrojkiewicz D, C Vertullo, JE Grayson,
Increasing rates of anterior cruciate ligament
reconstruction in young Australians, 2000-2015.
Med J Aust, 2018. 208(8): p. 354-358.
[2] Temperato J, M Ewing, CW Nuelle, Lateral
Extra-articular Tenodesis with Iliotibial Band
Using Knotless All-Suture Anchor Femoral
Fixation. Arthrosc Tech, 2023. 12(5): p.
e677-e682.
[3] Na BR et al., Clinical Outcomes of Anterolateral
Ligament Reconstruction or Lateral Extraarticular
Tenodesis Combined With Primary
ACL Reconstruction: A Systematic Review209
With Meta-analysis. Orthop J Sports Med, 2021.
9(9): p. 23259671211023099.
[4] Enda K, Chris R, Mark J et al., Factors
Influencing Return to Play and Second Anterior
Cruciate Ligament Injury Rates in Level 1
Athletes After Primary Anterior Cruciate
Ligament Reconstruction: 2-Year Follow-up on
1432 Reconstructions at a Single Center. The
American Journal of Sports Medicine, 2020.
48(4): p. 812-824.
[5] Giuseppe GC, Simone P, Alberto G et al.,
Minimizing the risk of graft failure after anterior
cruciate ligament reconstruction in athletes. A
narrative review of the current evidence. Journal
of Experimental Orthopaedics, 2022. 9(1): p. 26.
[6] Sebastian A, Lars S, Gaston C et al., Lateral
Extra-articular Tenodesis: A Technique With
an Iliotibial Band Strand Without Implants.
Arthrosc Tech, 2021. 10(1): p. e85-e89.
[7] David LB, Mitchell IK, Matthew DC et
al., Combined Anterior Cruciate Ligament
Reconstruction and Lateral Extra-Articular
Tenodesis. Arthrosc Tech, 2019. 8(8): p.
e855-e859.
[8] David JB , Caroline T, Sandrine K et al., ACL
Reconstruction: A Meta-analysis of Functional
Scores. Clinical Orthopaedics and Related
Research®, 2007. 458: p. 180-187.
[9] Webster KE, JA Feller, Exploring the High
Reinjury Rate in Younger Patients Undergoing
Anterior Cruciate Ligament Reconstruction. Am
J Sports Med, 2016. 44(11): p. 2827-2832.
[10] Chambat P et al., The evolution of ACL
reconstruction over the last fifty years. Int
Orthop, 2013. 37(2): p. 181-6.
[11] Ahmed M, Stephen T, Conor H et al., Lateral
Extra-Articular Tenodesis Combined With
Anterior Cruciate Ligament Reconstruction Is
Effective in Knees With Additional Features of
Lateral, Hyperextension, or Increased Rotational
Laxity: A Matched Cohort Study. Arthroscopy,
2022. 38(1): p. 119-124.
[12] Getgood AMJ et al., Lateral Extra-articular
Tenodesis Reduces Failure of Hamstring
Tendon Autograft Anterior Cruciate Ligament
Reconstruction: 2-Year Outcomes From the
STABILITY Study Randomized Clinical Trial.
Am J Sports Med, 2020. 48(2): p. 285-297.
[13] Christopher EH, Michael NT, Nicole K et al.,
Lateral Extra-articular Tenodesis Reduces
Rotational Laxity When Combined With Anterior
Cruciate Ligament Reconstruction: A Systematic
Review of the Literature. Arthroscopy, 2015.
31(10): p. 2022-34.
[14] Erik LS, Jacob DM, Jason MS et al.,
Biomechanical Results of Lateral Extra-articular
Tenodesis Procedures of the Knee: A Systematic
Review. Arthroscopy, 2016. 32(12): p. 2592-
2611.
[15] Niv M, Hervé O, Hamidreza J et al., Lateral
Extraarticular Tenodesis Reduces Anterior Cruciate
Ligament Graft Force and Anterior Tibial
Translation in Response to Applied Pivoting and
Anterior Drawer Loads. Am J Sports Med, 2020.
48(13): p. 3183-3193.
[16] Volker M, Ian DE, Ehab MN et al., Current
trends in the anterior cruciate ligament part II:
evaluation, surgical technique, prevention, and
rehabilitation. Knee Surg Sports Traumatol
Arthrosc, 2022. 30(1): p. 34-51.
[17] Guan-Yang S, Lei H, Hui Z et al., Clinical
Outcomes of Combined Lateral Extra-articular
Tenodesis and Intra-articular Anterior Cruciate
Ligament Reconstruction in Addressing HighGrade
Pivot-Shift Phenomenon. Arthroscopy,
2016. 32(5): p. 898-905.
[18] Jesani S, A Getgood, Modified Lemaire Lateral
Extra-Articular Tenodesis Augmentation of
Anterior Cruciate Ligament Reconstruction.
JBJS Essent Surg Tech, 2019. 9(4).
[19] Fiil M, TG Nielsen, M Lind, A high level of
knee laxity after anterior cruciate ligament
reconstruction results in high revision rates.
Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc, 2022.
30(10): p. 3414-3421.
[20] Brophy RH, RM Silverman, KJ Lowry, American
Academy of Orthopaedic Surgeons Clinical
Practice Guideline Case Study: Management of
Anterior Cruciate Ligament Injuries. J Am Acad
Orthop Surg, 2023. 31(11): p. 538-548.