20. PHẪU THUẬT NỘI SOI HAY PHẪU THUẬT HỞ ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG PHỨC HỢP SỤN SỢI TAM GIÁC LOẠI IB

Nguyễn Viết Tân1, Lê Gia Ánh Thỳ1
1 Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tổn thương phức hợp sụn sợi tam giác (TFCC) loại IB theo Palmer là một trong những nguyên nhân thường gặp gây đau bờ trụ cổ tay. Điều trị phẫu thuật trong tổn thương này chủ yếu là kĩ thuật mổ mở và mổ nội soi khâu phục hồi TFCC. Nghiên cứu của chúng được thực hiện nhằm mô tả kết quả của cả 2 phương pháp mổ hở và mổ nội soi trong điều trị tôi tổn thương phức hợp sụn sợi tam giác loại IB theo Palmer.


Đối tượng- phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp hồi cứu, trên 29 bệnh nhân được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình TP. Hồ Chí Minh từ năm 2019 đến năm 2021.


Kết quả: Có 21 bệnh nhân là nữ với tuổi trung bình là 35,2±7,1 tuổi, và 8 bệnh nhân là nam với tuổi trung bình là 19,1±1,8 tuổi. Trong đó có 15 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi, chiếm 51,72% và 14 bệnh nhân được thực hiện mổ mở khoang đường hầm xuyên xương, chiếm 48,28%. Thời gian theo dõi trung bình trong nhóm mổ nội soi là 19,33±6,31 tháng và mổ mở là 18,93±4,13 tháng. Điểm đau VAS trung bình trong nhóm mổ nội soi là 1,2±1,47 và trong nhóm mổ mở là 0,57±0,62 (p>0,05) tại thời điểm theo dõi cuối cùng. Nhóm mổ nội soi có số điểm trung bình là 83,33±12,06 và nhóm mổ mở là 88,21±6,97 theo thang điểm Mayo (p>0,05). Trong tất cả các trường hợp, có 12 trường hợp cho kết quả rất tốt, 12 trường hợp tốt, 4 trường hợp khá và 1 trường hợp xấu. Biến chứng thường gặp trong nhóm mổ nội soi là tổn thương thần kinh trụ gặp ở 3 trường hợp và cộm chỉ ở 2 trường hợp, tiếp theo đó là viêm gân duỗi cổ tay trụ (ECU) và đau nhiều ở 1 trường hợp. Ở nhóm mổ mở, có 3 trường hợp cộm chỉ và 1 trường hợp nhiễm trùng chân đinh.


Kết luận: Cả 2 phương pháp đều điều trị tổn thương phức hợp sụn sợi tam giác loại IB đều cho kết quả tốt tương tự nhau, việc lựa chọn phương pháp có thể tùy thuộc vào mức độ thành thục các phương pháp của phẫu thuật viên. Tuy nhiên, nguy cơ tổn thương thần kinh trụ cao hơn ở nhóm mổ nội soi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] A. Palmer, Triangular fibrocartilage complex
lesions: a classification., The Journal of hand
surgery, vol. IV, no. 14, pp. 594-606, 1989.
[2] Nakamura T, Makita A, The proximal
ligamentous component of the triangular
fibrocartilage complex, Journal of hand surgery170
(Edinburgh, Scotland), vol. V, no. 25, pp. 479-
486, 2000.
[3] A. Atzei, New trends in arthroscopic management
of type 1-B TFCC injuries with DRUJ instability,
The Journal of hand surgery, European volume,
vol. V, no. 34, pp. 582-591, 2009.
[4] Haugstvedt JR, Berger RA, Nakamura T et al.,
Relative contributions of the ulnar attachments
of the triangular fibrocartilage complex to the
dynamic stability of the distal radioulnar joint,
The Journal of hand surgery, vol. III, no. 31, pp.
445-451, 2006.
[5] Trumble TE, Gilbert M, Vedder N, Arthroscopic
repair of the triangular fibrocartilage complex,
Arthroscopy : the journal of arthroscopic &
related surgery : official publication of the
Arthroscopy Association of North America and
the International Arthroscopy Association,, vol.
V, no. 12, pp. 588-597, 1996.
[6] Haugstvedt JR, Husby T, Results of repair of
peripheral tears in the triangular fibrocartilage
complex using an arthroscopic suture technique,
Scandinavian journal of plastic and reconstructive
surgery and hand surgery, vol. IV, no. 33, pp.
439-447, 1999.
[7] Bayoumy MA, El-Sayed A, Elkady HA et al.,
Arthroscopic Treatment of Type 1B Triangular
Fibrocartilage Complex Tear by “OutsideIn” Repair
Technique Using Transcapsular
Transverse Mattress Suture,” Arthroscopy
techniques, vol. V, no. 6, pp. e1581-e1586, 2017.
[8] Ruch DS, Anderson SR, Ritter MR,
Biomechanical comparison of transosseous
and capsular repair of peripheral triangular
fibrocartilage tears, Arthroscopy : the journal
of arthroscopic & related surgery : official
publication of the Arthroscopy Association of
North America and the International Arthroscopy
Association, vol. IV, no. 19, pp. 391-396, 2003.
[9] Tang C, Fung B, Chan R et al., The beauty of
stability: distal radioulnar joint stability in
arthroscopic triangular fibrocartilage complex
repair, Hand surgery : an international journal
devoted to hand and upper limb surgery and
related research : journal of the Asia-Pacific
Federation of Societies for Surgery of the Hand,
vol. I, no. 18, pp. 21-26, 2013.
[10] Dunn JC, Polmear MM, Nesti LJ, Surgical
Repair of Acute TFCC Injury, Hand (N Y), vol.
V, no. 15, pp. 674-678, 2020.
[11] Esplugas M, Lluch A, Garcia-Elias M et al., How
to Avoid Ulnar Nerve Injury When Setting the
6U Wrist Arthroscopy Portal, Journal of wrist
surgery, vol. II, no. 3, pp. 128-131, 2004.
[12] Anderson ML, Larson AN, Moran SL et al.,
Clinical comparison of arthroscopic versus open
repair of triangular fibrocartilage complex tears,
The Journal of hand surgery, pp. 675-682, 2008.
[13] Luchetti R, Atzei A, Cozzolino R et al.,
Comparison between open and arthroscopicassisted
foveal triangular fibrocartilage complex
repair for post-traumatic distal radio-ulnar
joint instability, The Journal of hand surgery,
European volume, vol. VIII, no. 39, pp. 845-
855, 2014.