19. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG BÀN TAY BẰNG PHƯƠNG PHÁP XUYÊN NGANG ĐINH KIRCHER
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Gãy xương bàn tay tương đối phổ biến, chiếm khoảng 10% tổng số gãy xương, trong đó hơn 70% trường hợp các bệnh nhân trong độ tuổi lao động. Gãy xương bàn tay có thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn hoặc phẫu thuật, có đa dạng cách kết hợp xương từ phẫu thuật kín bằng đinh Kirchner hoặc khung CĐN hoặc mổ mở kết hợp xương bên trong. Phương pháp mổ kết hợp xương kín bằng cách xuyên ngang đinh kirchner mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên hiện tại ở Việt Nam chưa có báo cáo nào về kết quả điều trị bằng phương pháp này.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình thái gãy xương bàn tay và đánh giá kết quả điều trị kết hợp xương bàn tay bằng phương pháp xuyên ngang đinh Kirchner tại Bệnh viện đa khoa thành phố Pleiku. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Chúng tôi tiến hành điều trị phẫu thuật cho 11 bệnh nhân trong khoảng thời gian từ tháng 01/2021 đến tháng 09/2022 bằng phương pháp xuyên ngang đinh Kirchner tại Bệnh viện đa khoa thành phố Pleiku
Kết quả: 11 bệnh nhân gãy 14 xương bàn tay được điều trị bằng đinh K. Đa số bệnh nhân gãy 1 xương (72.7%), gãy tay bên phải (81.8%) và gãy kín (81.8%), chủ yếu là gãy thân xương bàn (57.1%). Thời gian phẫu thuật khá nhanh (trung bình là 30 phút). Đa số bệnh nhân đều lành xương sau 2 tháng. Chậm liền gặp ở 1 bệnh nhân tỷ lệ 3,23%. 1 trường hợp nhiễm trùng chân đinh trong tổng số bệnh nhân nghiên cứu.
Kết luận: Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp xuyên ngang đinh Kirchner giúp bất động tốt ổ gãy, ít xâm lấn, do đó hạn chế đau, mất máu cho phép vận động sớm, đây là chìa khóa mang lại kết quả chức năng tốt, tránh cứng khớp cũng như giảm hoặc mất chức năng của bàn tay.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gãy xương bàn tay, đinh Kirschner, phẫu thuật ít xâm lấn.
Tài liệu tham khảo
gãy xương bàn ngón tay bằng nẹp vít tại Bệnh
viện đại học Y Hà Nội, Y học thực hành 2013,
884(10), tr. 8-9, 2013
[2] Witroet, Techniques dosteo synthese des
fractures diaphysaires de jambe-EMC Techn,
OP, 44871, pp. 1-9, 1981.
[3] Nam Yong Choi, M.D., Hyun Seok Song,
M.D, Treatment of Metacarpal Fractures using
Transverse Kirschner-wire Fixation, J Korean
Orthop Assoc 2007; 42: 608-615
[4] Louis CG et al., Anatomic Assessment of
K-Wire Trajectory for Transverse Percutaneous
Fixation of Small Finger Metacarpal Fractures A
Cadaveric Study, 2018, Vol. 13(1) 86–89.
[5] Suk-Ho Moon et al., The Efficacy of Transverse
Fixation and Early Exercise in the Treatment of
Fourth Metacarpal Bone Fractures, Arch Plast
Surg 2016; 43:189196
[6] A.P.A. Greeven et al., Closed reduction
intermetacarpal Kirschner wire fixation in the
treatment of unstable fractures of the base of the
first metacarpal, Injury, Int. J. Care Injured 43
(2012), 246–251.
[7] Phan Minh Trí, Đỗ Phước Hùng, Điều trị gãy kín
thân xương bàn các ngón tay dài bằng phương
pháp xuyên kim kirschner dưới màn tăng sáng,
Y Học TP. Hồ Chí Minh, 14(1), tr. 91-93, 2012.
[8] Mai Đức Dũng và cs, Kết quả điều trị gãy xương
bàn ngón tay bằng nẹp vít khóa tại bệnh viện
trung ương thái nguyên, Trường Đại học Y Dược
- ĐH Thái Nguyên, Bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên, 2012.
[9] James BM et al., Mechanical analysis of
Kirschner wire fixation in a phalangeal model,
the jounal of hand surgery, 1978.
[10] Sameer IS et al., External fixation of metacarpal
and phalangeal fractures, the journal of hand
surgery, 1991
[11] Ashok SP e al., Fixation of closed metacarpal
shaft fractures Transverse K-wires in 22 cases,
Acta orthop Scand 1994; 65 (4): 427-429
[12] T.C.Wong, F.K.ip, S.H. yeung, Comparison
between percutaneous transverse fixation and
intramedullary K-wires in treating closed
fractures of the metacarpal neck of the little
finger, the journal of hand surgery vol. 31b no.
1 February 2006.
[13] Nam Yong Choi, M.D., Hyun Seok Song,
M.D, Treatment of Metacarpal Fractures using
Transverse Kirschner-wire Fixation, J Korean
Orthop Assoc 2007; 42: 608-615
[14] Sheriff DA et al., Iatrogenic Injuries in
Percutaneous Pinning Techniques for Fifth
Metacarpal Neck Fractures, HAND2019, Vol.
14(3) 386–392
[15] Yung-Cheng Chiu et al., New fixation approach
for transverse metacarpal neck fracture a
biomechanical study, Journal of Orthopaedic
Surgery and Research (2018) 13:183
[16] V. Potenza, R. Caterini, Fractures of the neck of
the fifth metacarpal bone. Medium-term results
in28 cases treated by percutaneous transverse
pinning, Injury, Int. J. Care Injured 43 (2012),
242–245.