11. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT HẠCH GIAO CẢM NGỰC ĐIỀU TRỊ TĂNG TIẾT MỒ HÔI KHU TRÚ

Bùi Văn Linh1, Nguyễn Văn Thái1, Đặng Xuân Quyền1
1 Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tăng tiết mồ hôi khu trú nguyên phát là do cường giao cảm, xảy ra khi thay đổi tâm lý (hồi hộp, lo lắng…) hoặc nhiệt độ môi trường tăng. Đặc điểm tăng tiết mồ hôi nguyên phát là khu trú theo từng vùng của cơ thể, đối xứng hai bên. Bệnh này không gây nguy hiểm tính mạng nhưng làm giảm sút rất nhiều chất lượng cuộc sống của người bệnh, đối với tăng tiết mồ hôi tay ảnh hưởng đến chức năng của đôi tay trong công việc, bên cạnh đó còn gây mặc cảm về tâm lý khi giao tiếp, đặc. Ở Việt Nam tỷ lệ mắc 1%, ở Hoa Kỳ tỷ lệ này 2,8-3%. Phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực qua nội soi là phương pháp điều trị được chọn lựa và được đánh giá là hiệu quả nhất hiện nay.


Mục tiêu: Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành nhằm đánh giá kết quả cắt hạch giao cảm trong điều trị tăng tiết mồ hôi khu trú.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, phối hợp mô tả cắt ngang.


Kết quả: Tỉ lệ hết ra mồ hôi (RMH) tại lòng bàn tay đạt tỉ lệ 97,1%, tại nách đạt tỉ lệ 100%. Sau đốt T2-3-4 tỉ lệ RHM chân cũng có giảm 20,3%.


Kết luận: Phẫu thuật cắt hạch giao cảm qua nội soi ngực (ETS) là một phẫu thuật an toàn và thuận lợi, hậu phẫu đơn giản, không có các biến chứng nặng nề như phẫu thuật mổ hở và cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Ngọc Bích, Trần Vinh, Phẫu thuật nội
soi ngực diệt hạch giao cảm điều trị bệnh RNMH
tay,nách, mặt,(kết quả điều trị trên 350 trường
hợp), Y học thực hành 491; 409-412, 2004.
[2] Trịnh Hùng Cường, Hệ thần kinh thực vật, Sinh
lý học, NXBY học Hà nội; 261-279, 2003.
[3] Nguyễn Đình Giang, Đánh giá kết quả phẫu
thuật nội soi đốt hạch giao cảm ngực điều trị
tăng tiết mồ hôi tay tại Bệnh viện đa khoa thành
phố Vinh, Hội nghị KHKT Bệnh viện ĐK thành
phố Vinh, 2021.97
[4] Đặng Ngọc Hùng, Nguyễn Văn Nam, Nhận xét
kết quả bước đầu điều trị chứng tăng tiết mồ hôi
tay bằng phẫu thuật nội soi cắt hạch giao cảm
ngực, Tạp chí Y học Việt nam; 429, 2006.
[5] Trần Đoàn Kết, Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật
nội soi đốt hạch giao cảm ngực điều trị chứng ra
mồ hôi tay, Luận văn thạc sĩ y học; Thư viện Đại
học Y Hà Nội, 2007.
[6] Trần Ngọc Lương, Kết quả bước đầu qua 131
trường hợp đốt hạch giao cảm ngực qua nội soi
lồng ngực để chữa chứng ra mồ hôi tay, Y học
thực hành số 491;360-365, 2004.
[7] Trịnh Văn Minh, Giải phẫu người, NXB. Y học
- Hà nội; 200- 300, 2005.
[8] Nguyễn Văn Nam, Nghiên cứu xác định mức độ
đốt hủy hạch giao cảm ngực để giảm thiểu tình
trạng ra nhiều mồ hôi bù bằng phẫu thuật nội soi
điều trị chứng tăng tiết mồ hôi tay nguyên phát,
Bệnh viện 103, 2009.
[9] Nguyễn Quang Quyền, ATLAS 4 Netter, Giải
phẫu người, (Sách dịch), Nhà xuất bản Y học -
Hà nội; 189-290, 2001.
[10] Trần Quế Sơn và CS, Đánh giá chất lượng cuộc
sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật nội
soi đốt hạch giao cảm ngực điều trị bệnh tăng
tiết mồ hôi tay: Hồi cứu 165 trường hợp, Tạp chí
nghiên cứu Y học, 2023, 59-69.
[11] Văn Tần, Hồ Nam, Kết quả phẫu thuật điều trị
ướt bàn tay do mồ hôi qua nội soi lồng ngực cải
tiến trên 1238 BN, Y học thực hành số 491; 668-
671, 2004.
[12] Nguyễn Sanh Tùng và CS, Kết quả phẫu thuật
nội soi cắt hạch giao cảm ngực 3 điều trị tăng tiết
mồ hôi tay, Tạp chí Y Dược học - Trường Đại
học Y Dược Huế - Tập 7, số 6, 2017.
[13] Trần Hữu Vinh và CS, Nghiên cứu ứng dụng
phương pháp đốt hạch giao cảm ngực qua nội soi
để điều trị chứng RNMH tay và nách, Luận văn
tiến sĩ y học, 2007
[14] Nguyễn Thường Xuân, Bệnh tăng tiết mồ hôi,
Bài giảng bệnh học ngoại khoa sau đại học Tập I,
Học viện quân y, 217-222, 1992.
[15] Robertson A, Endoscopic thoracic
sympathectomy: a review; Eur J Plast Surg,
29(73-78), 2006.
[16] Rafael Reisfeld, MD, Sympathectomy for
hyperhidrosis: should we place the clamps at
T2-T3 or T3-T4, Clin Auton Res; 16(6): 384-9,
2006.
[17] Mark J. Krasna, MD, Thoracoscopic
Sympathectomy, Surg Laparosc Endosc Percutan
Tech; 10: 314-318, 2006.
[18] Wolosker N, de Campos JR, Kauffman P et al.,
Evaluation of quality of life over time among
453 patients with hyperhidrosis submitted to
endoscopic thoracic sympathectomy, J Vasc
Surg, 2012 Jan; 55: 154-156. 2011/11/04.
[19] Yang S.H, J. C. Tsai, et al., Laser Doppler
scanning study of palmar skin perfusion for
patients with hyperhidrosis before and after
thoracic sympathectomy, Surg Neurol; 66 Suppl
2: S48-51, 2006.