10. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GÃY CỘT SỐNG NGỰC - THẮT LƯNG BẰNG CỐ ĐỊNH VÍT CUỐNG SỐNG QUA DA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Chấn thương cột sống ngực - thắt lưng là tình huống lâm sàng thường gặp, đồng thời để lại di chứng nặng nề nếu không điều trị kịp thời. Chỉ định phẫu thuật được đặt ra khi bệnh nhân có tình trạng mất vững về cơ học, thần kinh. Phương pháp phẫu thuật mổ mở cần đường mổ dài, bóc tách nhiều mô mềm gây mất máu, đau nhiều sau mổ, thời gian nằm viện dài, có trường hợp teo cơ lưng gây đau lưng kéo dài.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị và xác định tỷ lệ biến chứng của phẫu thuật gãy cột sống ngực - thắt lưng bằng cố định vít cuống sống qua da.
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu mô tả cắt ngang 30 bệnh nhân gãy cột sống ngực - thắt lưng mất vững, Frankell E.
Kết quả: 30 bệnh nhân (21 nam, 9 nữ); Tuổi trung bình 42±12 (từ 22-65 tuổi); Cơ chế chấn thương tai nạn giao thông 76,7%, té cao 23,3%; Triệu chứng lâm sàng đau lưng 100%; Vị trí tầng tổn thương gặp nhiều nhất là D12-L1 chiếm 90%; Đặc điểm gãy trên CT: Gãy nén ép: 20%; Gãy vỡ: 63,3%; Gãy dây đai: 3,3%; Gãy trật: 13,3%; Tỷ lệ bắt vít vào chân cung 100%; Tỷ lệ nhiễm trùng phẫu thuật 0%; Kết quả hồi phục theo công thức Hirabayashi sau 3 tháng: tốt: 50%; rất tốt: 50%; trung bình hoặc xấu: 0%.
Kết luận: Phẫu thuật gãy cột sống ngực - thắt lưng bằng cố định vít cuống sống qua da là phẫu thuật an toàn, đem lại kết quả sau phẫu thuật tốt, tỷ lệ phục hồi cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gãy cột sống ngực - thắt lưng, cố định vít cuống sống qua da.
Tài liệu tham khảo
phẫu thuật điều trị gãy cột sống đoạn ngực thắt
lưng bằng phương pháp bắt vít qua da tại Bệnh
viện Trung Ương Thái Nguyên, Tạp chí Y học
Việt Nam 513.1, 2022.
[2] Vũ Minh Hải, Kết quả nẹp vít qua cuống điều
trị gãy cột sống đoạn bản lề ngực thắt lưng mất
vững tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Ninh Bình, Tạp
chí Y học Việt Nam 504.1, 2021.
[3] Lee JK Jang JW, Kim TW, Kim TS et al.,
Percutaneous shortsegment pedicle screw
placement without fusion in the treatment of
thoracolumbar burst fractures: is it effective:
comparative study with open short-segment
pedicle screw fixation with posterolateral fusion,
Acta Neurochir, pp.2305-2312, 2013.
[4] Vanek PBO, Konopkova R, de Lacy P et al.,
Treatment of thoracolumbar trauma by shortsegment
percutaneous transpedicular screw
instrumentation: prospective comparative study
with a minimum 2-year follow-up, J Neurosurg
Spine, pp.150-156, 2014.
[5] Wang H Zhou Y, Li C, Liu J et al., Comparison
of open versus percutaneous pedicle screw
fixation using the Sextant system in the treatment
of traumatic thoracolumbar fractures, J Spinal
Disorder, pp1-8, 2014.