9. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG STRESS CỦA ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT NĂM 2023

Vũ Thị Thảo1, Phạm Quang Huy1, Lê Thị Thu Hiền1
1 Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Stress được định nghĩa theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là sự phản ứng thông qua thể chất, tinh thần, hoặc tình cảm của cơ thể con người với các tác nhân gây ra căng thẳng từ bên ngoài. Có nhiều độ tuổi, ngành nghề, giới tính gặp phải tình trạng này. Ngay cả trong môi trường y tế, mặc dù là môi trường điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Theo Hiệp hội lao động Hoa Kỳ thì điều dưỡng là ngành đứng đầu danh sách về nguy cơ cao về stress, với khối lượng giường bệnh, người bệnh nội trú và ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất khá lớn, thì khối lượng công việc nhiều, cho nên việc gặp căng thẳng, áp lực là khó có thể tránh khỏi.


Mục tiêu: Đánh giá tình trạng stress của điều dưỡng, hộ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 228 điều dưỡng, hộ sinh đang làm việc tại các khoa lâm sàng Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai. Đánh giá mức độ Stress của điều dưỡng, hộ sinh bằng thang đo đánh giá DASS 21


Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ Stress ở điều dưỡng, hộ sinh đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai năm 2023 là 38,6%. Điều dưỡng, hộ sinh được giao công công việc nhiều, thường xuyên làm việc với nhịp độ cao, có số lượng bệnh được phân công chăm sóc hằng ngày nhiều, làm việc ngoài giờ hành chính thì stress cao hơn những điều dưỡng, hộ sinh không có đặc tính này. Điều dưỡng,hộ sinh có sự hợp tác với người bệnh và người nhà người bệnh không tốt thì stress cao hơn những điều dưỡng hộ sinh có sự hợp tác với người bệnh và người nhà người bệnh tốt.


Kết luận: Tỷ lệ Stress ở điều dưỡng, hộ sinh đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai năm 2023 là 38,6%. Các mối liên quan đến stress trong nghiên cứu: giao khối lượng công việc nhiều, làm việc với công việc nhịp độ cao, số lượng bệnh nhân được phân công chăm sóc hằng ngày, làm việc ngoài giờ hành chính, sự hợp tác của người bệnh và người nhà người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thị Hoài, Các yếu tố
ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần của điều dưỡng
Bệnh viện Nhi Trung Ương do dịch covid 19,
năm 2021. Population 2021, 11(4):e0152945.
[2] Vũ Thị Cúc và cộng sự, Tình trạng căng thẳng
của nhân viên y tế tại một số bệnh viện điều
trị bệnh nhân covid-19 tại Thành phố Hồ Chí
Minh năm 2021; Tạp chí Y học Việt Nam, 2021,
508(2).
[3] Nguyễn Thị Thúy Dung, Các nguyên nhân gây
stress ở cán bộ quản lí giáo dục tại Thành phố Hồ
Chí Minh; Thực tiễn giáo dục, 2016, 125:49-51.
[4] Bùi Thị Duyên, Đặng Lê Trí, Tình trạng stress
nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan của nhân
viên y tế các khoa lâm sàng Bệnh viện đa khoa
Medlatec năm 2020; Tạp chí Y học Cộng đồng,
62(3 (2021).
[5] Nguyễn Hiền, Báo động Stress ở điều dưỡng
[https://moh.gov.vn/web/phong-chong-benhnghe-
nghiep/thong-tin-hoat-dong/-/asset_
publisher/xjpQsFUZRw4q/con tent/bao-ongstress-
o-ieu-duong?inheritRedirect=false], Bộ Y
Tế, truy cập ngày 17/03/2023
[6] Hồ Thị Thu Hương, Trần Kim Trang, Stress,
trầm cảm, lo âu ở điều dưỡng. Tạp chí Y học
TPHCM, 2017, Phụ bản tập 21(Số 2):223-229.
[7] Lưu Thị Liên, Thực trạng và các yếu tố liên quan
đến strees, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế
thuộc Trung tâm y tế Huyện Sóc Sơn, Thành phố
Hà Nội, năm 2019; 2020.
[8] Ngô Thị Kiều My, Trần Đình Vinh, Đỗ Mai Hoa,
Tình trạng stress của điều dưỡng và hộ sinh Bệnh
viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng năm 2014; Tạp chí Y
tế Công cộng 2014, 34:57 - 62.
[9] Thế Nam, Stress: Căn nguyên của nhiều bệnh
nguy hiểm; Sức khỏe đời sống, 2012.
[10] Trịnh Xuân Quang và cộng sự, Tình trạng stress
của điều dưỡng các khoa lâm sàng tại Bệnh
viện đa khoa trung tâm Tiền Giang năm 2018;
Tạp chí Y học TPHCM 2018, Phụ bản tập 22(Số
6):52-57.
[11] Lâm Minh Quang và cộng sự, Stress và các yếu
tố liên quan đến stress ở điều dưỡng tại bệnh viện
Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh; Tạp
chí Y học TPHCM, 2019, Phụ bản tập số 23(Số
2):279-285.
[12] Nguyễn Văn Tuấn, Cách nhận biết bạn đang
bị stress quá mức và bí quyết giải tỏa [https://
suckhoedoisong.vn/cach-nhan-biet-bandang-bi-
stress-qua-muc-va-bi-quyet-giaitoa-169220405074313029.htm],
Sức khở và đời sống, truy cập ngày 17/3/2023
[13] Larzelere MM, Jones GN, Stress and health.
Primary Care: Clinics in Office Practice 2008,
35(4):839-856.
[14] Lovibond SH, Lovibond PF, Manual for the
depression anxiety stress scales: Psychology
Foundation of Australia; 1996.
[15] Stress Taio, What is Stress? In., vol. 2023: The
American institute of Stress; 2022.
[16] Tran TD, Tran T, Fisher J, Validation of the
depression anxiety stress scales (DASS) 21 as a
screening instrument for depression and anxiety
in a rural community-based cohort of northern
Vietnamese women. BMC psychiatry, 2013,
13(1):1-7.