8. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA ALBENDAZOL, IVERMECTIN TRÊN BỆNH NHÂN ẤU TRÙNG GIUN ĐŨA CHÓ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT- ĐỒNG NAI (2022 - 2023)

Nguyễn Ngọc Thanh Quyên1
1 Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh giun đũa chó phổ biến là từ chó gây ra phản ứng viêm làm tổn thương mô, cơ quan liên quan nơi chúng đi qua, đưa đến hội chứng ấu trùng di chuyển (ATDC), nước ta tỷ lệ nhiễm cao hơn trung bình thế giới.


Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả và tính an toàn của Albendazole và Ivermetin trên bệnh nhân bệnh ấu trùng giun đũa chó.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả dọc có theo dõi hồi cứu và tiến cứu 88 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm ấu trùng giun đũa chó tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai từ tháng 6/2022 đến tháng 6/2023. Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng và kết quả đáp ứng điều trị và tính an toàn của Albendazol và Ivermectin.


Kết quả: Tuổi trung bình là 50.5 tuổi, bệnh thường gặp nhất là nhà có nuôi , tiếp xúc gần với chó và/hoặc mèo, Các triệu chứng thường gặp ở da và niêm mạc gồm mẩn ngứa (81,8%), mày đay (55,6 %), 35% bệnh nhân có tăng số lượng bạch cầu ái toan trong máu ngoại biên mức độ nhẹ), các tác dụng không mong muốn của thuốc xuất hiện ở 30,6% bệnh nhân, gồm chóng mặt và/hoặc nhức đầu (17%). Kết quả sau điều trị 3 tháng, tỉ lệ các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng đều giảm có ý nghĩa thống kê.


Kết luận: Đặc điểm ca bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo trên người là tiêu chuẩn thường gặp gồm: triệu chứng ngứa nổi mề đay, có thể bạch cầu ái toan trong máu ngoại biên tăng, xét nghiệm ELISA tìm kháng thể kháng Toxocara spp. IgG dương tính. hiệu quả và tính an toàn của Albendazole và Ivermectine trong điều trị bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo ở người cao, tác dụng không mong muốn nhẹ và thoáng qua.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Y tế, Quyết định số 1385 /QĐ-BYT ban hành
ngày 30/5/2022 về việc ban hành Hướng dẫn
chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh ấu trùng giun
đũa chó, mèo, 2022.
[2] Đỗ Như Bình, Đào Văn Thắng, Lê Văn Nam
& cs, Bước đầu đánh giá kết quả sau 1 tháng
điều trị bệnh nhân Toxocariasis bằng liệu pháp
albendazole; Y học thực hành, 1123(12):123-
6, 2019.
[3] Đỗ Thị Phượng Linh, Lương Trường Sơn, Đặng
Thị Nga & cs, Đánh giá một số chỉ số sinh hóa,
huyết học trên những bệnh nhân nhiễm ấu trùng
Toxocara spp., Y học thành phố Hồ Chí Minh,
17(số 1 phụ bản):105-9, 2013
[4] Lê Trần Anh, Phạm Thị Mỹ Hằng, Lê Thị Thu
Hương, Một số đặc điểm dịch tễ học nhiễm
Toxocara spp. trên bệnh nhân mày đay mãn
tính nhiễm Toxocara spp. tại Viện 103, Tạp chí
Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh
trùng, 4:52-8, 2012.
[5] Nguyễn Văn Chương, Huỳnh Hồng Quang, Bùi
Văn Tuấn, Nghiên cứu một số đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng trên bệnh ấu trùng giun đũa
chó ở người tại miền Trung-Tây Nguyên và hiệu
lực điều trị albendazole, Tạp chí Phòng chống
bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 4, tr.3-
13, 2014.
[6] Britta L, Constantine T, Abinash V, 33-year-old
woman with marked Eosinophillia, Mayo Clin
Proc, Vol. 82, No. 1,pp. 103-106, 2007.
[7] De NV, Trung NV, Duyet LV et al., Molecular
diagnosis of an ocular toxocariasis patient
in Vietnam, Korean Journal of Parasitology,
51(5):563-7, 2013.
[8] Holland CV, Knowledge gaps in the epidemiology
of Toxocara: the enigma remains. Parasitology,
144(1):81-94, 2017.
[9] Humbert P, Niezborala M, Salembier R et al.,
Skin manifestations associated with toxocariasis:
a case-control study. Dermatology, 201(3):230-
4, 2000.
[10] Ma G, Holland CV, Wang T et al.,
Human toxocariasis. Lancet Infect Dis.,
18(1):e14-e24, 2018.
[11] Moreira GM, Telmo Pde L, Mendonça M et
al., Human toxocariasis: current advances in
diagnostics, treatment, and interventions. Trends
Parasitol., 30(9):456-64, 2014.
[12] Jang E, Choi M, Gwak G et al., Enhanced
resolution of eosinophilic liver abscess associated
with toxocariasis by albendazole treatment.71
Korean J Gastroenterol., 65(4):222-8, 2015.
[13] Rostami A, Riahi SM, Holland CV et al.,
Seroprevalence estimates for xocariasis in
people worldwide: A systematic review and
meta-analysis. PLoS Negl Trop Dis., 13(12):
e0007809toxocariasis in people worldwide: A
systematic review and meta-analysis. PLoS Negl
Trop Dis., 13(12), 2019.
[14] Yasuda K, Kuroda E, Role of eosinophils in
protective immunity against secondary nematode
infections. Immunol Med., 42(4):148-55, 2019.
[15] Yoon SY, Baek S, Park SY et al., Clinical course
and treatment outcomes of toxocariasis - related
eosinophilic disorder. Medicine (Baltimore),
97(37):e12361, 2018.
[16] Zyoud SH, Global toxocariasis research trends
from 1932 to 2015: A bibliometric analysis.
Health Research Policy and Systems.,
15(1):14, 2017.