7. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT NĂM 2023

Lê Thị Thảo1, Nguyễn Hòa Hiệp1, Hoàng Thị Thanh Tuyền1
1 Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) gây tử vong đứng hàng thứ 3, suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ khá cao ở bệnh nhân BPTNMT và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, tăng thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị, việc đánh giá tình trạng SDD ở bệnh nhân BPTNMT là rất cần thiết.


Mục tiêu nghiên cứu: nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại bệnh viện Thống Nhất- Đồng Nai năm 2023.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 111 bệnh nhân được thu thập bằng cách chọn mẫu thuận tiện.


Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân SDD có BMI < 18,5 là 60,4%; 45,9% bệnh nhân có MAC ở ngưỡng có SDD; 64% bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng theo SGA; Có mối liên quan giữa tỷ lệ suy dinh dưỡng theo BMI so với nhóm tuổi và chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm ≥ 60 tuổi, có sự khác biệt giữa hai giới với tỷ lệ cao hơn ở nữ.


Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân BPTNMT bị suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ khá cao do đó cần có biện pháp cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân BPTNMT tại Bệnh viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính, 2023.
[2] Đỗ Nam Khánh, Phạm Thị Mai Ngọc, Chu Hải
Đăng & cs, Tình hình dinh dưỡng của người
bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh
viện Phổi Trung Ương năm 2021, Tạp chí Y học
Việt Nam, Số 1, năm 2021, tr. 55-58.
[3] Ngô Hoàng Khởi, Lê Thành Tài, Phạm Thị
Dương Nhi & cs, Nghiên cứu tình trạng dinh
dưỡng và yếu tố liên quan ở người bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại huyện Châu
Thành, tỉnh Hậu Giang năm 2021-2022, Tạp chí
Y dược học Cần Thơ, số 52, 2022.
[4] Lê Thị Mỹ Linh, Tỉ lệ suy dinh dưỡng và các yếu
tố liên quan trên bệnh nhân lao phổi tại Bệnh viện
Phạm Ngọc Thạch, Tạp chí Y học Tp. HCM, Số
2, năm 2021, tr. 148-152.
[5] Nguyễn Thị Thuỳ Linh, Thực trạng dinh dưỡng
của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang
điều trị tại Bệnh viện phổi Thái Bình năm 2017,
Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, Tập 3, số 4, năm
2017, tr. 27-33.
[6] Lưu Ngân Tâm, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Doãn
Uyên Vy, Những vấn đề cơ bản trong dinh dưỡng
lâm sàng, NXB Y học, Thành phố Hồ Chí Minh,
2014, tr.32-35
[7] Vũ Thị Thanh, Hiệu quả chế độ dinh dưỡng giàu
lipid trong điều trị bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi
tắc nghẽn mãn tính thở máy, Luận án tiến sĩ,
Trường ĐH Y Hà Nội, 2017.
[8] Đinh Thị Phương Thảo, Lê Thị Diễm Tuyết,
Trần Thị Phúc Nguyệt, Khảo sát tình trạng dinh
dưỡng ở người bệnh đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính tại BV Bạch mai năm 2014, 2015.
[9] Đinh Thị Thắm, Bàn luận về vấn đề dinh dưỡng
ở người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,
Bệnh viên Việt Nam Thụy Điển Uông Bí, 2022.
[10] Lee H et al., Nutritional status and disease
severity in patients with chronic obstructive
pulmonary disease (COPD), Arch Gerontol
Geriatr, 56, 2013, 518-23.
[11] Gupta B, S Kant, R Mishra, Subjective global
assessment of nutritional status of chronic
obstructive pulmonary disease patients on
admission, Int J Tuberc Lung Dis, 14, 2010,
500-505