2. ĐỘNG HỌC PROCALCITONIN Ở BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI DO VI KHUẨN

Đào Thị Loan1, Nguyễn Sĩ Tuấn2,3, Nguyễn Thị Ngọc Anh3, Phạm Văn Dũng1
1 Bệnh viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai
2 Bệnh viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai;
3 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Procalcitonin (PCT) giúp giảm thời gian sử dụng kháng sinh trên các bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, đặc biệt ở bệnh nhân nhiễm trùng huyết. Tuy nhiên, vai trò của PCT ở bệnh nhân viêm phổi do vi khuẩn đa kháng thuốc (P-MDR) chưa được nghiên cứu nhiều, đặc biệt là ở Việt Nam. Do đó, đề tài tiến hành nhằm mục tiêu xác định động học PCT ở bệnh nhân viêm phổi do vi khuẩn.


Phương pháp nghiên cứu: Trong nghiên cứu theo dõi dọc này, chúng tôi phân tích động học PCT ở 121 bệnh nhân có kết quả vi sinh và lâm sàng khẳng định viêm phổi do vi khuẩn từ 1/2023 đến 10/2023.


Kết quả: Có 65 bệnh nhân viêm phổi do vi khuẩn đa kháng thuốc và 56 bệnh nhân viêm phổi do vi khuẩn không đa kháng thuốc (P-nMDR). Năm tác nhân phổ biến nhất gây viêm phổi vi khuẩn là Klebsiella pneumoniae (32,23%), Acinetobacter baumannii (26,45%), Pseudomonas aeruginosa (22,31%), Staphylococcus aureus (8,26%) và Escherichia coli (5,79%). Nồng độ PCT trung bình ở nhóm P-MDR cao hơn ở nhóm P-nMDR. Thời gian thanh thải PCT ở nhóm P-MDR chậm 2,13 lần so với nhóm P-nMDR. Có 64,46% bệnh nhân chưa ngưng sử dụng kháng sinh tại thời điểm PCT về dưới 0,05 ng/ml.


Kết luận: Nồng độ PCT trung bình ở nhóm P-MDR cao hơn ở nhóm P-nMDR. Thời gian thanh thải PCT ở nhóm P-MDR chậm hơn so với nhóm P-nMDR. Cần tiến hành nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng tiếp nối đề tài này để theo dõi động học PCT trên các nhóm bệnh nhân như COPD, viêm phổi vi khuẩn trong năm 2024.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Frank B, Evelyn T, Axel N et al., Effect
of sodium selenite administration and
procalcitonin-guided therapy on mortality in
patients with severe sepsis or septic shock:
a randomized clinical trial, JAMA internal
medicine, 176(9):1266-76, 2016.
[2] Evelien de J, Jos AO, Albertus B et al., Efficacy
and safety of procalcitonin guidance in reducing
the duration of antibiotic treatment in critically
ill patients: a randomised, controlled, open-label
trial, The Lancet Infectious Diseases, 16(7):819-
27, 2016.
[3] Scott F, James B, Ryan F et al., Vital signs:
improving antibiotic use among hospitalized
patients, Morbidity and mortality weekly report,
63(9):194, 2014.
[4] Iván H, Eduardo P, Inés S et al., Kinetics of
procalcitonin in infections caused by multidrug
resistant bacteria, MEDICINA (Buenos Aires),
80(6):599-605, 2020.
[5] George K, Jean C, Mark HW, Antibiotic
strategies in the era of multidrug resistance,
Critical Care, 20(1):1-9, 2016.
[6] Despoina K, Thiago L, Christian BB et al.,
Spectrum of practice in the diagnosis of
nosocomial pneumonia in patients requiring
mechanical ventilation in European intensive
care units, Critical care medicine, 37(8):2360-
9, 2009.
[7] GB Liu, XQ Cui, ZB Wang et al., Detection
of serum procalcitonin and hypersensitive
C-reactive protein in patients with pneumonia
and sepsis, Journal of biological regulators
homeostatic agents, 32(5):1165-9, 2018.
[8] Martin JL, Jennifer MF, Elizabeth D et al., The
antibiotic course has had its day, Bmj, 358, 2017.
[9] Jason P, Wang JN, Kay CS et al., Characteristics
and outcomes of culture-negative versus
culture-positive severe sepsis, Critical care,
17(5):1-12, 2013.
[10] Chanu Rhee, Using procalcitonin to guide
antibiotic therapy. Open forum infectious
diseases; 2017: Oxford University Press US.
[11] Chanu R, Michael KM, Thomas MF,
Procalcitonin use in lower respiratory tract
infections, Up-to-date [cited 2019 August 21]
Available from: URL: https://www upto-date
com/contents/procalcitonin-use-in-lower
respiratory-tract-infections, 2019.
[12] Philipp S, Mirjam CC, Robert T et al., Effect
of procalcitonin-based guidelines vs standard
guidelines on antibiotic use in lower respiratory
tract infections: the ProHOSP randomized
controlled trial, Jama, 302(10):1059-66, 2009.
[13] Philipp S, Yannick W, Ramon S et al., Effect
of procalcitonin-guided antibiotic treatment on
mortality in acute respiratory infections: a patient
level meta-analysis, The Lancet infectious
diseases, 18(1):95-107, 2018.
[14] Nguyen Si-Tuan, Hua My Ngoc, Le Duy
Nhat et al., Genomic features, whole-genome
phylogenetic and comparative genomic analysis
of extreme-drug-resistant ventilator-associated
pneumonia Acinetobacter baumannii strain in
a Vietnam hospital, Infection, Genetics and
Evolution, 80:104178, 2020.
[15] Nan Z, Dongmei Z, Yi H, Procalcitonin and
C-reactive protein perform better than the
neutrophil/lymphocyte count ratio in evaluating
hospital acquired pneumonia, BMC Pulmonary
Medicine, 20(1):1-10, 2020.