Ung thư dạ dày lan tỏa di truyền, đột biến, CDH1, E-cadherin

Phạm Huỳnh Thanh Trâm1, Phạm Thị Tố Liên, Trần Trúc Linh
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 Đặt vấn đề: Thuốc ức chế bơm proton có hiệu quả
cao trong việc làm giảm các triệu chứng gây ra do tăng
tiết acid dịch vị và nhìn chung được dung nạp khá tốt nên
thường bị lạm dụng trong một số trường hợp. Mục tiêu
nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm sử dụng thuốc ức chế
bơm proton; xác định tỷ lệ tương tác thuốc và sử dụng
thuốc ức chế bơm proton hợp lý cho bệnh nhân nội trú tại
khoa Nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng năm 2019-
2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên
cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện trên 400 hồ sơ bệnh
án có sử dụng thuốc ức chế bơm proton; phân tích và xử
lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 và Microsoft Excel
2013. Kết quả: Tỷ lệ tương tác thuốc ức chế bơm proton
với các thuốc khác là 6,5%, tỷ lệ sử dụng thuốc hợp lý
chung trên các hồ sơ bệnh án là 96%. Kết luận: Sử dụng
các thuốc ức chế bơm proton hợp lý là hết sức quan trọng,
nhằm đảm bảo sức khỏe của người bệnh và giảm bớt chi
phí trong điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2017), Dược thư Quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr.565 – 596.
2. Bộ Y tế (2018), Thông tư số 30/2018/TT-BYT, Ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc
hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.
3. Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng (2018), Danh mục thuốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng năm 2017 - 2018.
4. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng (2018), Phác đồ điều trị khoa Nội.
5. Nguyễn Thị Thúy (2019), Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả sử dụng hợp lý, an toàn thuốc ức chế bơm
proton trên người bệnh nội trú tại trung tâm y tế thị xã Long Mỹ năm 2018 – 2019, Luận văn chuyên khoa cấp 2, Trường
Đại học Y Dược Cần Thơ.
6. Nguyễn Lê Lan Anh (2017), Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm protontrong
bệnh lý loét dạ dày – tá tràng điều trị ngoại trú tại khoa tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Luận văn tốt
nghiệp đại học chuyên ngành dược học.
7. Ngô Minh Đức, Nguyễn Ngọc Khôi (2015), “Phân tích thực trạng sử dụng thuốc ức chế bơm proton ở người
cao tuổi tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp”, Tạp chí Dược học, 465, tr.18-23.
8. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2017), Nghiên cứu tình hình sử dụng và đánh giá sự can thiệp việc sử dụng hợp lý
thuốc ức chế bơm proton tại Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang năm 2016 - 2017, Luận án chuyên khoa cấp II,
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
9. Hoàng Phước Sang (2018), Đánh giá tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton trước và sau khi can thiệp
tại Trung tâm Y tế Châu Thành tỉnh Sóc Trăng năm 2018, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Dược tp Hồ Chí Minh.
10. Akram F.; Huang Y.; Lim V.; Huggan P.J (2014), “Proton Pum Inhibitors: Are we still prescribing them with
valid indications”, Australas Med J, 11, 465-470.