40. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI HỌC CỦA BỆNH NHÂN ĐÌNH CHỈ THAI NGHÉN Ở TUỔI THAI TỪ 17 ĐẾN 22 TUẦN BẰNG MISOPROSTOLE ĐƠN THUẦN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Đỗ Tuấn Đạt1, Nguyễn Thị Thu Hà2, Phan Thị Huyền Thương1
1 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu một số đặc điểm xã hội học của bệnh nhân được đình chỉ thai nghén ở tuổi thai từ 17 đến 22 tuần bằng Misoprostole đơn thuần tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 154 sản phụ được đình chỉ thai nghén ở tuổi thai từ 17 đến 22 tuần bằng Misoprostole đơn thuần tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2022.


Kết quả: Độ tuổi trung bình của sản phụ trong nghiên cứu là 27,9 ± 7,0 tuổi, nhỏ nhất là 14 tuổi và lớn nhất là 50 tuổi. Phần lớn các sản phụ có trình độ văn hóa cao chiếm 63% và 30,5% là công viên chức với 66,9% đã kết hôn. ĐCTN bằng MSP đơn thuần áp dụng cho phần lớn sản phụ chưa có con hoặc có 1 con (64,9%), chưa nạo hút hoặc phá thai 1 lần (90,3%). Nguyên nhân ĐCTN trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu do thai dị tật với (48,1%) với tuổi thai trung bình là 19,5 ± 1,6 tuổi, khá tương tự với tuổi thai trung bình của nhóm phá thai do nguyên nhân khác (19,6 ± 1,6 tuổi).


Kết luận: Đa số sản phụ trong nghiên cứu của chúng tôi là người trưởng thành (19 – 35 tuổi chiếm 74,7%), đã kết hôn (66,9%) và có trình độ văn hóa cao (63%). ĐCTN bằng MSP thường được chỉ định cho sản phụ chưa hoặc có 1 con (64,9%), nạo phá thai dưới 1 lần (90,3%). Nguyên nhân ĐCTN ở tuổi thai từ 17 – 22 tuần chủ yếu do dị tật (48,1%) và không có sự khác biệt và tuổi thai so với nhóm nguyên nhân khác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] WHO, Medical management of abortion,
World Health Organization, 2019.
[2] WHO, Abortion care guideline, 2022.
[3] V. S. c. k. B. m.-T. em, Niên giám thống
kê y tế năm 2019 – 2020, 2020.
[4] Lê Thị Anh Đào, Nguyễn Duy Ánh,
Nhận xét đặc điểm của thai phụ phá thai
to tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Tạp chí
Y học Việt Nam, 513 (2), 2022.
[5] Lê Hoài Chương, Nghiên cứu tác dụng
làm mềm mở cổ tử cung và gây chuyển dạ
của Misoprostol, Luận án tiến sĩ y học,
Trường Đại học Y Hà Nội, 2005.
[6] Korng K, Đánh giá kết quả phá thai từ
13 đến 22 tuần trên những thai phụ có tiền
sử mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung
ương, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại
học Y Hà Nội, 2017
[7] Nguyễn Huy Bạo, Nghiên cứu sử dụng
misoprostol để phá thai từ tuần 13 đến 22,
Luận án tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà
Nội, 2009.
[8] Nguyễn Thị Lan Hương, Nghiên cứu hiệu
quả phá thai từ 13 đến 22 tuần của Misoprostol
đơn thuần và Mifepristone kết hợp Misoprostol,
Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội,
2012.
[9] Inthapatha B, Nghiên cứu sử dụng Misoprostol
đơn thuần trong phá thai với tuổi thai từ 17-24
tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2006,
Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội,
2007.
[10] Vương Tiến Hoà, Phan Thanh Hải, Nghiên
cứu một số lý do và đánh giá hiệu quả của
misoprostol trong phá thai từ 17 đến 22 tuần
tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Tạp chí Y
học thực hành (881) - số 10/2013.
[11] Phan Thanh Hải, Nghiên cứu một số lý
do, đánh giá hiệu quả của Misoprostol trong
phá thai từ 17 đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ
sản Trung ương năm 2008, Luận văn tốt nghiệp
bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y
Hà Nội, 2008.
[12] Bộ Y tế, UNFPA, Đánh giá chất lượng
Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, 2018
[13] Bộ Y tế, Hướng dẫn quốc gia về các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, Nhà xuất bản
Y học, 2018
[14] Vũ Văn Du, Nguyễn Bá Thiết, Nguyễn Thị
Thanh Huyền & cs, Tình hình phá thai từ 13 - 22
tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương 6 tháng
đầu năm 2013, Tạp chí Phụ sản, tập 12, số 2 tháng
5 – 2014.