39. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở THAI PHỤ NHIỄM COVID 19 MỨC ĐỘ NHẸ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Nguyễn Thị Thu Hà1, Đỗ Tuấn Đạt2, Phan Thị Huyền Thương3
1 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
2 Đại học Y Hà Nội
3 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét kết quả điều trị ở thai phụ nhiễm Covid 19 mức độ nhẹ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang trên 1261 thai phụ nhiễm Covid 19, trong đó có 1119 thai phụ nhiễm Covid mức độ nhẹ được điều trị tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội từ tháng 12/2021 đến tháng 04/2022.


Kết quả:Tuổi thai phụ chủ yếu trong nhóm 19-35 tuổi (85,9%). Tuổi thai khi vào viện chủ yếu ≥ 37 tuần (81,1%). 45,6% thai phụ được tiêm 1 mũi vắc xin trở lên. Phần lớn thai phụ có triệu chứng lâm sàng (69,4%) nhưng D-Dimer ở ngưỡng dưới 3500 ng/L (69,1%) và fibrinogen <6 g/L (66,9%). Hầu hết thai phụ mắc Covid 19 ở mức độ nhẹ không cần hỗ trợ hô hấp (93.8%) Phần lớn thai phụ được sử dụng kháng sinh (96,7%) và 100% thai phụ được sử dụng thuốc chống đông. Phần lớn thai phụ nhiễm Covid mức độ nhẹ kết thúc thai kỳ ngay (78,3%), trong đó có 75% thai phụ kết thúc thai kỳ bằng mổ lấy thai. Tỷ lệ kết thúc thai kỳ của thai phụ nhiễm Covid mức độ nhẹ chủ yếu ở tuổi thai ≥ 37 tuần chiếm (92,3%). Phần lớn thai phụ không có biến chứng sau đẻ (91,5%).


Kết luận: Thai phụ nhiễm Covid mức độ nhẹ có triệu chứng lâm sàng ít, không có biến đổi đáng kể trên cận lâm sàng và hầu hết chỉ cần điều trị không đặc hiệu (giảm ho, kháng sinh). Tuy nhiên, hướng xử trí vẫn ưu tiên mổ lấy thai. Cần có kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh giúp giảm nhẹ triệu chứng và biến chứng khi nhiễm Covid.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] McIntosh K, COVID-19: Epidemiology, virology,
and prevention. Uptodate version, 2023
[2] Hazari KS, Abdeldayem R, Paulose L et al.,
Covid-19 infection in pregnant women in Dubai:
a case-control study. BMC Pregnancy Childbirth,
2021, 21 (1), 658.
[3] Schaefer-Prokop C, Prokop M, Chest
Radiography in COVID-19: No Role in
Asymptomatic and Oligosymptomatic
Disease. Radiology, 2021, 298 (3), E156-e157.
[4] McIntosh K, COVID-19: Overview of
pregnancy issues. In Uptodate version,
2022 178.0.2022. 2.
[5] ChI J, Clinical characteristics and outcomes
of pregnant women with COVID-19 and the
risk of vertical transmission: a systematic
review. Arch Gynecol Obstetric, 2021, 303,
337-345.
[6] Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Quảng Bắc,
Phan Thị Tình & cs, Đặc điểm và hướng xử trí
thai phụ đủ tháng nhiễm Covid-19 mức độ nhẹ
và trung bình tại Bệnh viện Phụ sản Trung
ương, Tạp chí Y học Cộng đồng, 65 (1), 2024.
[7] Sharma R, Seth S, Mishra P et al., Maternal
death due to COVID-19, truth or a myth: A
narrative review and experience from a teaching
hospital in India, J Family Med Prim Care, 2022,
11 (6), 2266-2273.

[8] Prabhu M, Cagino K, Matthews KC et al.,
Pregnancy and postpartum outcomes in a
universally tested population for SARS-CoV-2
in New York City: a prospective cohort study;
Bjog, 2020, 127 (12), 1548-1556.