34. ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TOÀN CỦA LIỆU PHÁP KHÍ DUNG DỊCH NỔI MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ NGƯỜI STEMSUP Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bước đầu đánh giá tính an toàn của liệu pháp khí dung dịch nổi môi trường nuôi cấy tế bào gốc trung mô người Stemsup ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu can thiệp, nhãn mở, đơn nhóm trên 30 bệnh nhân BPNTMT nhóm E được điều trị tại khoa Lao và bệnh phổi - Bệnh viện quân y 175 từ 8/2021 - 12/2023.
Kết quả: 100% bệnh nhân nam giới, có độ tuổi trung bình là 67,5 ± 6,9 tuổi. Điểm trung bình mMRC là 2,23 ± 0,57. 6MWT là 326,7 ± 88,2 m. Điểm CAT trung bình là 18,1 ± 4,9 điểm. Điểm BODE trung bình là 4,33 ± 1,62, trong đó BODE III chiếm tỷ lệ cao nhất (40%), thấp nhất là BODE IV chiếm 10%. Giá trị trung bình các chỉ tiêu thông khí phổi ở bệnh nhân nghiên cứu đều giảm so với SLT, trong đó FEV1 (%SLT) giảm rõ rệt (45,1 ± 14,9%SLT). Tác dụng phụ không mong muốn chỉ gặp 1 trường hợp khó thở tăng chiếm 3,3%. Có 4/30 chiếm 13,3% bệnh nhân có tăng protein C phản ứng mức độ nhẹ và thoáng qua sau 1 tháng khí dung Stemsup. Không gặp trường hợp nào có biến chứng nặng nề sau khi dùng thuốc.
Kết luận: Liệu pháp khí dung dịch nổi môi trường nuôi cấy tế bào gốc trung mô người Stemsup ở bệnh nhân BPTNTM có kết quả dung nạp tốt mà không có tác dụng phụ nghiêm trọng đáng kể. Đây là một phương pháp nhiều hứa hẹn cho việc điều trị bệnh nhân BPTNMT.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tế bào gốc trung mô người stemsup, tính an toàn.
Tài liệu tham khảo
obstructive pulmonary disease: current burden
and future projections. The European respiratory
journal 2006, 27(2):397-412.
[2] Mathers CD, Loncar D, Projections of global
mortality and burden of disease from 2002 to
2030. PLoS medicine 2006, 3(11):e442.
[3] Miniño AM, Murphy SL, Xu J et al., Deaths:
final data for 2008, United States. National vital
statistics reports: from the Centers for Disease
Control and Prevention, National Center for
Health Statistics, National Vital Statistics System
2011, 59(10):1-126.
[4] Wu M, Han Z-B, Liu JF et al., Serum-free
media and the immunoregulatory properties of
mesenchymal stem cells in vivo and in vitro.
Cellular Physiology and Biochemistry 2014,
33(3):569-580.
[5] Tamama K, Kerpedjieva SS, Acceleration of
Wound Healing by Multiple Growth Factors and
Cytokines Secreted from Multipotential Stromal
Cells/Mesenchymal Stem Cells. Advances in
wound care 2012, 1(4):177-182.
[6] Gupta N, Malhotra N, Ish P, GOLD 2021
guidelines for COPD—what’s new and why.
Advances in respiratory medicine 2021,
89(3):344-346.
[7] Lê Thị Bích Phượng, Nghiên cứu hiệu quả của tế
bào gốc trung mô dây rốn trẻ sơ sinh trong điều
trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Luận án tiến sĩ,
Học viện quân y; 2023.
[8] Weiss DJ, Casaburi R, Flannery R et al.,
A placebo-controlled, randomized trial of
mesenchymal stem cells in COPD; Chest 2013,
143(6):1590-1598.
[9] Ribeiro-Paes JT, Bilaqui A, Greco OT et al.,
Unicentric study of cell therapy in chronic
obstructive pulmonary disease/pulmonary
emphysema; International journal of chronic
obstructive pulmonary disease 2011:63-71.