24. NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ ACID URIC MÁU VÀ ĐỘC TÍNH CỦA CAO KHÔ LÁ LỐT TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM

Dương Ánh Tuyết1, Ngô Nguyễn Quỳnh Anh1, Vũ Thị Minh Thu1, Nguyễn Thị Thu Huyền1, Phạm Thị Hằng1, Nguyễn Thị Đông2, Nguyễn Thùy Dương3
1 Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương
2 Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế
3 Trường Đại học Dược Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu tác dụng hạ acid uric máu và độc tính của cao khô Lá lốt được triển khai với mục tiêu đánh giá tác dụng hạ acid uric máu, đánh giá độc tính cấp và bán trường diễn của Cao khô lá lốt.


Phương pháp nghiên cứu: Đánh giá tác dụng hạ acid uric của cao khô lá lốt bằng mô hình gây tăng acid uric cấp khi tiêm kalioxonat qua màng bụng chuột nhắt trắng; thử độc tính cấp của cao khô lá lốt trên chuột nhắt trắng trong 14 ngày; thử độc tính bán trường diễn trên chuột cống trắng trong 28 ngày.


Kết quả: Cao khô Lá lốt liều 300 mg/ kg có tác dụng tác dụng hạ acid uric máu với tỉ lệ giảm 36,3 % (p=0,015) so với lô chứng bệnh. Đồng thời, mẫu cao khô Lá lốt không thể hiện độc tính cấp ở các liều thử nghiệm (không có chuột chết ở các lô thử nghiệm nên chưa xác định được LD50). Khi thử nghiệm độc tính bán trường diễn, mẫu cao khô Lá lốt không thể hiện độc tính trên các thông số đánh giá tình trạng chung, chức năng gan, chức năng thận và chức năng tạo máu khi dùng liều lặp lại 28 ngày trên chuột cống trắng với các mức liều thử 330 mg/kg/ngày và 990 mg/ kg/ngày.


Kết luận: Cao khô Lá lốt có tác dụng hạ acid uric, không có biểu hiện độc tính trên động vật thực nghiệm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Camilla M, Giuseppe L, Recent updates
on worldwide gout epidemiology, Clinical
Rheumatology volume, 39, 2020, pp. 1061-1063.
[2] Mai Tất Tố, Vũ Thị Trâm, Đào Thị Vui, Dược lý
học tập 2, Nhà xuất bản Y học, 2018.
[3] Thuy Duong Nguyen, Phuong Thien Thuong,
In Hyun Hwang et al., Anti-Hyperuricemic,
Anti-inflammatory and Analgesic Effect of
Siegesbeckia orientalis L. Resulting from the
Fraction with High Phenolic Content, BMC
Complementary and Alternative Medicine
17:191, 2017.
[4] Nguyen Thuy Duong, Pham Duc Vinh,
Phuong Thien Thuong et al., Xanthine oxidase194
inhibitors from Archidendron clypearia
(Jack.) I.C. Nielsen: Results from systematic
screening of Vietnamese medicinal plants,
Asian Pacific Journal of Tropical Medicine,
10(6): 549–556, 2017.
[5] Bộ Y tế, Hướng dẫn thử nghiệm lâm sàng và
tiền lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu,
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thaoY-te/
Quyet-dinh-141-QD-K2DT-2015-Huongdan-thu-
nghiem-tien-lam-sang-lam-sang-thuocdong-y-
414589.aspx, 2015.
[6] OECD, Test Guidelines for Chemicals, OECD,
2021; Section 4, Test No. 407,420,423,425.
[7] Đỗ Trung Đàm, Phương pháp xác định độc tính
của thuốc, Nhà xuất bản Y học, 2014.
[8] Ridtitid W, Ruangsang P, Reanmongkol W
et al., Studies of the anti-inflammatory and
antipyretic activities of the methanolic extract of
Piper sarmentosum Roxb. leaves in rats, J. Sci.
Technol., 29(6), 2007, pp. 1519-1526.
[9] Zakaria H, Patahuddin AS, Mohamad DA
et al., In vivo anti-nociceptive and antiinflammatory
activities of the aqueous extract of the leaves of
Piper sarmentosum, Journal of Ethnopharmacology,
128(1), 2010, pp. 42-48.