3. KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG CONG VẸO CỘT SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC CỦA PHỤ HUYNH ĐỒNG BÀO KHMER TẠI 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA TỈNH TRÀ VINH NĂM 2021

Nguyễn Thanh Bình1, Phạm Thanh Vũ2, Nguyễn Thị Thùy Dương3, Nguyễn Văn Tập4, Đinh Văn Quỳnh5, Phạm Nhựt Trọng4
1 Trường Đại học Trà Vinh
2 Phân Viện khoa học an toàn vệ sinh lao đông và Bảo vệ môi trường miền Nam
3 Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội
4 Đại học Nguyễn Tất Thành, Thành phố Hồ Chí Minh
5 Bệnh viện Thành phố Thủ Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kiến thức, thực hành đạt của về phòng chống cong vẹo cột sống (CVCS) ở học sinh tiểu học của phụ huynh đồng bào dân tộc Khmer tại 2 trường tiểu học tại tỉnh Trà Vinh năm 2021


Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện phỏng vấn trực tiếp 402 phụ huynh (cha mẹ, người chăm sóc chính) của học sinh đồng bào Khmer tại 2 trường tiểu học thuộc tỉnh Trà Vinh theo bộ câu hỏi cấu trúc.


Kết quả: Tỷ lệ phụ huynh có kiến thức chung đạt và thực hành chung đạt về phòng chống CVCS ở học sinh lần lượt là 46,3% và 40,8%. Tỷ lệ kiến thức chung đạt của phụ huynh cao hơn ở nhóm dưới 30 tuổi so với nhóm từ 50 tuổi trở lên (OR = 8,21, 95%CI: 2,49-34,7; p<0,05), trong khi đó phụ huynh có nghề nghiệp là cán bộ, nhân viên chức thì tỷ lệ thực hành chung đạt cao hơn đáng kể so với các nhóm nông dân (OR = 8,21, 95%CI: 2,49-34,7). Cả kiến thức và thực hành chung đạt đều cao hơn đáng kể ở nhóm phụ huynh có trình độ học vấn trung học phổ thông trở lên so với nhóm dưới trung học phổ thông (OR lần lượt là 3,17 và 2,71; p<0,05).


Kết luận: Kiến thức và thực hành phòng chống CVCS của phụ huynh đồng bào Khmer có nhiều hạn chế. Cần thực hiện các giải pháp truyền thông, giáo dục dành cho phụ huynh để tránh các vấn đề sức khỏe liên quan đến CVCS ở học sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Phạm Thị Nguyệt Ánh, Vũ Xuân Đán, Đỗ Thái
Hà, Tỉ lệ cong vẹo cột sống ở học sinh lớp 5 tại
3 trường tiểu học của thành phố Hồ Chí Minh,
Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 20 (5),
2016, 464 - 467.
[2] Bộ Y tế, Phòng chống bệnh tật học đường: Cong
vẹo cột sống ở học sinh và cách phòng chống,
https://moh.gov.vn/web/phong-chong-tainan-
thuong-tich/tin-noi-bat/-/asset_publisher/
iinMRn208ZoI/content/phong-chong-benh-tật học
-uong-cong-veo-cot-song-o-hoc-sinh-và cách
-phong-chong, 2017.
[3] Nguyễn Thị Hồng Diễm, Nghiên cứu thực trạng
ba bệnh lứa tuổi học đường phổ biến ở học sinh
tiểu học và đề xuất giải pháp can thiệp, Luận án
Tiến sĩ Y học chuyên ngành Y tế Công cộng,
Trường Đại học Y Hà Nội, 2016.
[4] Trịnh Quang Dũng, Nghiên cứu hiệu quả can
thiệp cho trẻ vẹo cột sống không rõ nguyên nhân
bằng áo nẹp chỉnh hình TLSO, Luận án Tiến sĩ Y
học chuyên ngành Phục hồi Chức năng, Trường
Đại học Y Hà Nội, 2015
[5] Nguyễn Văn Lơ, Kim Thị Huy, Nguyễn Bá
Phùng Hưng và cộng sự, Nghiên cứu thực trạng
vệ sinh học đường và bệnh, tật học đường tại các
trường tiểu học của huyện Càng Long, tỉnh Trà
Vinh năm 2012, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh
Trà Vinh, 2013, 1 - 10.
[6] Nguyễn Phương Sinh, Vũ Thị Tâm, Thực trạng
cong vẹo cột sống ở trẻ từ 6 - 15 tuổi tại tỉnh Thái24
Nguyên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 187
(11), 2018, 187 - 191.
[7] Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, Tập
huấn công tác sức khỏe trường học (thuộc Dự án
mục tiêu Y tế trường học 2011), 2011, tr.37-80.
[8] Phạm Thanh Vũ, Nguyễn Văn Tập, Nguyễn
Thanh Bình, Thực trạng cong vẹo cột sống và
một số yếu tố liên quan ở học sinh trường tiểu
học Nguyễn Huệ 3, thành phố Hồ Chí Minh, Tạp
chí Y học Thực hành, 1.101 (6), 2019, 45 - 51.
[9] Alsiddiky A, Alatassi R, Alsaadouni FN et
el., Assessment of perceptions, knowledge,
and attitudes of parents regarding children’s
schoolbags and related musculoskeletal health,
Journal of Orthopaedic Surgery and Research,
14, 2019, 1-5.
[10] Russell T, Dharia A, Folsom R et al., Healthcare
disparities in adolescent idiopathic scoliosis: the
impact of socioeconomic factors on Cobb angle,
Spine Deformity, 8, 2020, 605-611.