2. NGHIÊN CỨU TỶ LỆ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT TẠI XÃ IA HDRE, HUYỆN KRÔNG PA, TỈNH GIA LAI NĂM 2020

Phan Cẩm Ly1, Trình Hoàng Vỹ1
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét và tìm hiểu một số yếu tố liên quan nhiễm ký sinh trùng sốt rét tại xã Ia Hdreh, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai năm 2020.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 406 trường hợp người dân sinh sống trên địa xã Ia Hdreh, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai, thời gian từ tháng 10/2019 đến tháng 6/2020 với việc xét nghiệm tìm Ký sinh trùng sốt rét bao gồm cả định loài và định thể vô tính-hữu tính, kết hợp điều tra thông tin dịch tễ.


Kết quả: Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét trong cộng đồng người dân xã Ia Hdreh là 3,2%, tỷ lệ thể giao bào chiếm 0,74% tổng số 406 người. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét với nhóm tuổi, trình độ học vấn, và nhất là thói quen ngủ màn (OR 6,24).


Kết luận: Có sự lưu hành sốt rét tại cộng đồng người dân xã Ia Hdreh với tỉ lệ hiện mắc 3,20%; với tỉ lệ giao bào là 0,74%, P.falciparum chiếm 76,90%; P.vivax chiếm 23,10%. Cần theo dõi sát diễn biến tình hình sốt rét tại xã Ia Hdreh, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai và đánh giá kết quả triển khai các biện pháp can thiệp phòng, chống bệnh sốt rét để kịp thời ngăn chặn dịch xảy ra.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Y tế, Quyết định số 4845/QĐ-BYT ngày
8/9/2016 về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt
rét, 2016.
[2] JA Brejt, LM Golightly, Severe malaria: update on
pathophysiology and treatment, Current Opinion
in Infectious Diseases, vol 32, (5), 413–418,
2019, doi: 10.1097/QCO.0000000000000584.
[3] Bộ Y tế, Quyết định 741/QĐ-BYT ngày
02/03/2016 về Hướng dẫn giám sát và phòng
chống bệnh sốt rét, 2016.
[4] Nguyễn Duy Sơn, Hồ Văn Hoàng, Nguyễn Công
Trung Dũng, Tỷ lệ nhiễm và hiệu quả quản lý ca
bệnh sốt rét Plasmodium vivax tại huyện Krông
Pa, tỉnh Gia Lai năm 2016, Tạp chí Phòng chống
bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, (96),
2017, tr 73–78,.
[5] Hồ Văn Hoàng, Đánh giá hiệu quả một số biện
pháp can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức
khoẻ và kem xua muỗi trong phòng chống sốt rét
cho người ngủ rẫy tại huyện Krông Pa, Gia Lai
năm 2015, Tạp chí Phòng chống bệnh Sốt rét và
các bệnh Ký sinh trùng, (96), 2017, tr 247–253.
[6] Lưu Ngọc Hoạt, Võ Văn Thắng, Phương pháp
nghiên cứu sức khỏe cộng đồng, NXB Y học
Huế, 2011, tr 15–17.
[7] Hoàng Văn Minh, Lưu Ngọc Hoạt, Phương
pháp chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu trong
nghiên cứu khoa học sức khỏe, Mạng lưới
Nghiên cứu khoa học sức khỏe - Trường Đại
học Y tế công cộng, 2020.
[8] Hoàng Hà và cộng sự, Nghiên cứu tình hình sốt
rét và các yếu tố liên quan đến bệnh sốt rét tại
xã Thanh, huyện Hướng Hóa năm 2004 và hiệu
quả các biện pháp tác động phòng chống sốt rét,
trong Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học
2001 – 2006 - Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn
trùng Quy Nhơn, NXB Y học, 2004, tr 84–91.
[9] Hồ Văn Hoàng, Triệu Nguyên Trung, Nguyễn
Duy Sơn, Nghiên cứu yếu tố nguy cơ ở một số
xã có sốt rét dai dẳng tại các tỉnh Quảng Trị,
Quảng Nam, Gia Lai”, Tạp chí Y học dự phòng,
vol 796, (2011), tr 20–23.15
[10] Nguyễn Văn Khởi, Lê Thành Đồng, Trần Thiện
Thuần, Thực trạng nhiễm ký sinh trùng sốt rét
tại huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước, năm
2018, Tạp chí Y học thực hành, vol 11,(148),
2018, tr 100.
[11] Đoàn Đức Hùng, Đặng Đức Anh, Hồ Văn Hoàng
và cộng sự, Thực trạng và một số yếu tố liên quan
đến nhiễm ký sinh trùng sốt rét của người dân tại
huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai, năm 2019, Tạp chí
y học thực hành, vol 13, 2019, tr 23.
[12] Hồ Văn Hoàng, Triệu Nguyên Trung, Nguyễn
Duy Sơn, Nghiên cứu thực trạng nhiễm sốt rét và
biện pháp phòng chống số rét thích hợp cho cộng
đồng dân di cư tự do tại huyện Đắk Glong, tỉnh
Đắk Nông, Tạp chí Y học dự phòng, vol 796,
2011, tr 15–17.
[13] Đặng Hân và cộng sự, Một số yếu tố nguy cơ
liên quan đến tỷ lệ mắc và nhiễm KSTSR ở cộng
đồng Pakô - Vân Kiều huyện Hướng Hóa, Quảng
Trị năm 2005, trong Kỷ yếu công trình nghiên
cứu khoa học 2001 - 2006 - Viện Sốt rét - Ký
sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, NXB Y học,
2005, tr 300–307.