35. THỰC TRẠNG BỆNH SÂU RĂNG CỦA CÔNG NHÂN CÔNG TY SEYANG CORPORATION VIỆT NAM, NĂM 2023

Tống Thị Hồng Nhung1, Đào Thị Dung2, Nguyễn Thành Trung2, Dương Văn Tú3, Tống Thị Thu Phương4
1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội
3 Sở Y tế tỉnh Hà Nam
4 Phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt Anh Tú

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng bệnh sâu răng của công nhân Công Ty TNHH một thành viên Seyang Corporation Việt Nam năm 2023.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang đươc thực hiện trên 273 công nhân Công ty Seyang Corporation Việt Nam từ tháng 3/2023 đến tháng 10/2023. Các thông tin được đánh giá bao gồm tình trạng sâu răng và chỉ số sâu-mất-trám (SMT).


Kết quả: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sâu răng, mất răng và trám răng ở công nhân viên công ty lần lượt là 72,2%; 17,6% và 4,8%, không có sự khác biệt về tỷ lệ sâu răng và trám răng giữa các nhóm giới tính, tuổi, nhà ở, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân thu nhập và số năm kinh nghiệm (p>0,05). Đối tượng có tuổi >40 có tỷ lệ mất răng là 23,2% cao hơn so với nhóm khác, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ mất răng không có sự khác biệt giữa giới tính, nhà ở, trình độ học vấn và tình trạng hôn nhân.


Kết luận: Kết quả cho thấy tỷ lệ sâu răng ở công nhân ở mức báo động, cần có các can thiệp kịp thời nhằm hạn chế thực trạng này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Suvinen TI, Ahlberg J, Rantala M et al., Perceived
stress, pain and work performance among nonpatient
working personnel with clinical signs of
temporomandibular or neck pain; Journal of oral
rehabilitation; 2004;31(8):733-7.
[2] Ahlberg J, Rantala M, Savolainen A et al.,
Reported bruxism and stress experience;
Community dentistry and oral epidemiology;
2002;30(6):405-8.
[3] Sanders AE, Spencer AJ, Slade GD, Evaluating
the role of dental behaviour in oral health
inequalities; Community dentistry and oral
epidemiology; 2006;34(1):71-9.
[4] Đại học Y Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu
khoa học Y học, Nhà xuất bản Đại học Y, 1998.
[5] Halappa M, Oral health status and treatment
needs among multiple factory workers,
Tumkur City – A cross sectional study,
2020;18(3):232-5.
[6] Nguyễn Ngọc Sơn, Bùi Hoài Nam, Thực
trạng sức khỏe của nữ công nhân may Công ty
SEYANG CORPORATION Việt Nam tại tỉnh
Hà Nam năm 2022 và một số yếu tố liên quan,
Tạp chí Y học Việt Nam, 528(1), 2023.
[7] Bommireddy VS, Gayathri Naidu SSN,
Kondapalli TP et al., Oral hygiene habits,
oral health status, and oral health care seeking
behaviors among spinning mill workers in
Guntur district: A cross-sectional study.
Journal of family medicine and primary care,
2020;9(6):3025-9.
[8] Lacerda JT, Ribeiro JD, Ribeiro DM et al.,
[Prevalence of orofacial pain and its impact on
the oral health-related quality of life of textile
industries workers of Laguna, SC, Brazil];
Ciencia & saude coletiva; 2011;16(10):4275-82.
[9] Hayes A, Azarpazhooh A, Dempster L et al.,
Time loss due to dental problems and treatment
in the Canadian population: analysis of a
nationwide cross-sectional survey; BMC oral
health, 2013;13:17.
[10] Harford J, Chrisopoulos S, Productivity losses
from dental problems; Australian dental journal;
2012;57(3):393-7.
[11] Miotto MH, Silotti JC, Barcellos LA, [Dental
pain as the motive for absenteeism in a
sample of workers]. Ciencia & saude coletiva;
2012;17(5):1357-63.
[12] Vũ Duy Hưng, Nghiên cứu tình trạng sức khỏe
răng miệng, nhu cầu điều trị và đánh giá hiệu quả
một số biện pháp can thiệp cho người cao tuổi tại
tỉnh Yên Bái [Luận án Tiến sỹ Y học]; Trường
Đại học Y Hà Nội; 2019.
[13] Cavalcanti A, Fernandes L, Cardoso A et al., Oral
Health Status of Brazilian Workers of a Textile
Industry; Pesquisa Brasileira em Odontopediatria
e Clínica Integrada; 2017:3454-6.