33. KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ D-DIMER VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH TỪNG NHIỄM COVID-19

Nguyễn Vũ Lam Yên1, Vũ Huỳnh Trà My1, Trần Hữu Tâm1, Lê Văn Chương2
1 Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả nồng độ D-dimer và phân tích các yếu tố liên quan đến tình trạng tăng đông máu ở người bệnh hậu Covid-19 tại Phòng khám Đa khoa Đại Phước.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thực hiện hồi cứu hồ sơ của 457 người bệnh từng nhiễm Covid-19 và có kết quả xét nghiệm nồng độ D-dimer tại Phòng khám Đa khoa Đại Phước từ tháng 6 - 7/2022.


Kết quả: Tổng số 371/457 đối tượng (81,2%) có nồng độ D-dimer < 500μg/mL và 86/457 đối tượng có nồng độ D-dimer ≥ 500μg/mL (18,8%). Trong đó, nữ giới có nồng độ D-dimer cao hơn nam giới (z = 5,037, p < 0,05). Đối tượng ≥ 60 tuổi có nồng độ D-dimer cao hơn nhóm dưới 60 tuổi (z = 7,243, p < 0,05). Và những người bệnh có tình trạng bệnh lý có nồng độ D-dimer cao hơn nhóm người bệnh không có bệnh lý (z = 2,999, p < 0,05).


Kết luận: Mặc dù đã hồi phục từ bệnh Covid-19, vẫn còn một tỉ lệ khá cao đối tượng khảo sát có nồng độ D-dimer cao hơn ngưỡng bình thường, tiềm ẩn nguy cơ rối loạn đông cầm máu ở người hậu Covid-19. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng chỉ ra nhóm đối tượng có bất thường nồng độ D-dimer có liên quan đến các yếu tố như giới nữ, tuổi ≥ 60 và có bệnh lý đi kèm. Do đó cần theo dõi và tầm soát định kỳ người bệnh hậu Covid-19, đặc biệt ở nhóm đối tượng nguy cơ cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Namrata S et al., Current Overview on
Hypercoagulability in COVID-19, American
Journal of Cardiovascular Drugs, 20(5), 2020,
pp. 393-403.
[2] Saurabh M, Miriam M, Pathological sequelae of
long-haul COVID, Nature Immunology, 23(2),
2022, pp. 194-202.
[3] Liam T, Helen F et al., Prolonged elevation
of D-dimer levels in convalescent COVID-19
patients is independent of the acute phase
response, Journal of thrombosis and heamostasis,
19(4), 2021.
[4] Swapna M et al., ‘Long-COVID’: a cross
sectional study of persisting symptoms,
biomarker and imaging abnormalities following
hospitalisation for COVID-19, BMJ Journals
76(4), 2021.
[5] Kazuomi K, Takefumi M, Hiroko K, Which
factors affect high D-dimer levels in the elderly?,
Thrombosis Research, 62(5), 1991, pp. 501-508.
[6] Amanda J. Lee et al., Determinants of Fibrin
d-Dimer in the Edinburgh Artery Study,
Arteriosclerosis, Thrombosis, and Vascular
Biology, 8(15), 1995, pp. 1094–1097.
[7] Armando T, D-Dimer Testing in Laboratory
Practice, Clinical Chemistry, 57(9), 2011, pp.
1256-1262.
[8] Evangelos G et al., How to use D-dimer in
acute cardiovascular care, European Heart
Journal Acute Cardiovascular Care, 6(1),
2017, pp. 69-80.