28. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TIÊM INSULIN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG NĂM 2023

Phan Tâm Anh1, Phạm Huy Tuấn Kiệt2, Nguyễn Thị Hương Thảo3, Đào Thị Thoa4
1 Công ty Cổ phần MED247
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Viện Khoa học Công Nghệ Y Dược và Sức khoẻ Cộng đồng
4 Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thực hành của người cao tuổi mắc đái tháo đường týp 2 về việc tiêm Insulin tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2023.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 250 người bệnh là người cao tuổi (từ trên 60 tuổi) được chẩn đoán đái tháo đường týp 2 và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Mức độ kiến thức, thực hành tự tiêm Insulin được đánh giá dựa trên bộ công cụ tham khảo thang đo ITQ-2015.


Kết quả: Kiến thức ở mức đạt cao hơn ở các nhóm đối tượng sử dụng bơm tiêm/cả bơm tiêm và bút tiêm (OR=3,34; 95%CI: 1,45-7,73); tiêm Insulin trên 1 lần/ngày (OR=2,26; 95%CI: 1,09-4,70), được nhân viên y tế tư vấn lần cuối dưới 6 tháng (OR=3,50; 95%CI: 1,59-7,69). Tỷ lệ đạt về thực hành tiêm Insulin cao hơn ở nhóm người cao tuổi có trình độ học vấn trên trung học phổ thông (THPT) (OR=1,97; 95%CI: 1,11-3,51), có tiền sử biến chứng ĐTĐ (OR=2,11; 95%CI: 1,19-3,73); sử dụng bơm tiêm/cả hai (OR=2,63; 95%CI: 1,17-5,87); được cả điều dưỡng và bác sỹ hướng dẫn tiêm (OR=2,15; 95%CI: 1,22-3,80); và nhóm người bệnh có kiến thức ở mức đạt (OR=3,37; 95%CI: 1,74-6,52).


Kết luận: Kiến thức, thực hành tiêm Insulin của người cao tuổi ở Bệnh viện Lão Khoa Trung ương ở mức thấp. Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của người cao tuổi bao gồm: Trình độ học vấn, biến chứng ĐTĐ, dụng cụ tiêm Insulin, đối tượng hướng dẫn tiêm insulin, kiến thức về tiêm insulin và tiền sử biến chứng ĐTĐ. Để nâng cao kiến thức, thực hành của người cao tuổi cần tập trung tư vấn, giáo dục kiến thức, thực hành tiêm Insulin cho người bệnh cao tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Tabish SA, Is Diabetes Becoming the Biggest
Epidemic of the Twenty-first Century?. Int J
Health Sci, 1(2), 2007, V–VIII.
[2] Cho NH, Shaw JE, Karuranga S et al., IDF
Diabetes Atlas: Global estimates of diabetes
prevalence for 2017 and projections for 2045;
Diabetes Res Clin Pract, 138, 2018, 271–281.
[3] Weinger K, Beverly EA, Smaldone A, Diabetes
self-care and the older adult. West J Nurs Res,
36(9), 2014, 1272–1298.
[4] American Diabetes Association, Insulin
administration; Diabetes Care, 27 Suppl 1, 2004,
S106-109.
[5] Vũ Thùy Linh, Vũ Bích Nga, Trịnh Thị Hằng,
Đánh giá kiến thức và thực hành tiêm insulin của
người bệnh đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện
Đại học Y Hà Nội; Tạp chí Nội tiết và Đái tháo
đường, 41, 2020.
[6] Nguyễn Thị Ngân và cộng sự, Khảo sát khả năng
tự tiêm insulin và các yếu tố liên quan trên bệnh
nhân đái tháo đường typ 2 cao tuổi, Tạp chí Đái
tháo đường, số 20, 2016.
[7] Frid AH, Hirsch LJ, Menchior AR et al.,
Worldwide Injection Technique Questionnaire
Study: Population Parameters and Injection
Practices; Mayo Clin Proc, 91(9), 2016, 1212–
1223.
[8] Trần Ngọc Bích, Trần Danh Cường, Đinh
Phương Anh và cộng sự, Nghiên cứu xác định tỷ
lệ dị tật ở thai nhi và trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ
sản trung ương; Tạp chí Y Học Việt Nam, 425,
2014, 144–150.
[9] Nguyễn Tiến Hồng), Đánh giá hiệu quả tư vấn
và giáo dục tiêm insulin ở người bệnh đái tháo
đường cùng một số yếu tố liên quan tại Bệnh
viện Bạch Mai, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ điều
dưỡng, Đại học Thăng Long, 2019.
[10] Lê Thu Thảo, Đào Văn Dũng, Thực hành và một
số yếu tố liên quan đến thực hành tự tiêm Insulin
của người bệnh đái tháo đường type 2 năm 2020;
Tạp chí Y Học Cộng đồng, 62(1), 2021.