22. THỰC TRẠNG CHUẨN BỊ CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ ĐẦU TƯ NGUỒN LỰC TRIỂN KHAI KHÁM, CHỮA BỆNH TỪ XA TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Thị Minh Hiếu1, Mai Xuân Thu1, Khương Anh Tuấn1
1 Viện Chiến lược và Chính sách Y tế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng nguồn lực hiện có và điều kiện để triển khai hoạt động khám, chữa bệnh từ xa theo Đề án Khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020 - 2025.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện từ tháng 10/2021-12/2022. Số liệu được tổng hợp và phân tích từ báo cáo số liệu sẵn có của 28/32 bệnh viện tuyến trung ương và 49/63 Sở Y tế tỉnh, thành phố. Ngoài ra, nghiên cứu lựa chọn 5 bệnh viện tuyến trên và 17 bệnh viện tuyến dưới của 5 tỉnh/thành phố để thu thập số liệu trực tiếp.


Kết quả nghiên cứu: (1) Thiếu phòng hội chẩn, khám chữa bệnh (KCB) từ xa so với nhu cầu; Phần mềm hoạt động chưa ổn định và không kết nối với các phần mềm khác của bệnh viện; Thiếu các giải pháp bảo mật thông tin bệnh nhân. (2) Thiếu nhân lực công nghệ thông tin (CNTT), đặc biệt ở tuyến huyện; Nhân lực y tế chưa được đào tạo về vận hành hệ thống KCB từ xa. (3) Các BV chưa thể thu phí hoặc thanh toán bảo hiểm y tế khi thực hiện KCB từ xa do chưa có hướng dẫn chi tiết giá dịch vụ và cách thức thu phí.


Kết luận: Hiện nay các điều kiện để triển khai KCB từ xa gồm hệ thống CNTT, nhân lực và tài chính đều hạn chế so với nhu cầu cần thiết, do đó hoạt động KCB mới chỉ ở mức ban đầu, chưa đồng bộ.


Khuyến nghị: Hoàn thiện các cơ sở pháp lý cho hoạt động KCB từ xa; Củng cố tổ chức, nhân lực CNTT và đào tạo nhân lực chuyên môn y về CNTT; Có cơ chế để đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư và duy trì hoạt động của hệ thống CNTT thực hiện KCB từ xa; Hỗ trợ kết nối hạ tầng công nghệ thông tin nhằm duy trì hiệu quả và tính bền vững của hoạt động KCB từ xa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Chính trị, Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày
27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ
động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư, 2019.
[2] Bộ Y tế, Thông tư số 49/2017/TT-BYT ngày
28/12/2017 quy định về hoạt động y tế từ xa,
2017.
[3] Bộ Y tế, Quyết định số 2628/QĐ-BYT ngày
22/6/2020 về việc phê duyệt Đề án Khám, chữa
bệnh từ xa giai đoạn 2020 – 2025, 2020.
[4] Bộ Y tế, Quyết định số 4054/QĐ-BYT ngày
22/9/2020 ban hành tạm thời hướng dẫn và quy
định tổ chức hội chẩn, tư vấn khám, chữa bệnh
từ xa, 2020.
[5] Bộ Y tế, Quyết định số 28/QĐ-BYT ngày
05/1/2021 ban hành Bộ tiêu chí Công nghệ thông
tin để thực hiện hoạt động y tế từ xa, 2021.
[6] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 749/QĐ-171
TTg ngày 03/6/2020 phê duyệt Chương trình
chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030, 2020.
[7] Adurrani H, S. Khoja, A systematic review of the
use of telehealth in Asian countries, J Telemed
Telecare, 2009, 15(4): p. 175-81.
[8] World Health Organization and International
Telecommunication Union, National eHealth
Strategy Toolkit, 2012.
[9] World Health Organization, Telehealth, Global
Health Observatory (GHO) data 2020; Available
from: https://www.who.int/gho/goe/telehealth/
en/, 2020.
[10] World Health Organization, Telemedicine:
Opportunities and developments in Member
States, in Report on the second global survey
on eHealth, 2010: Geneva.