9. ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT LAO HẠCH NGOẠI VI TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Xuân Diễn1, Đàm Tọa1
1 Bệnh viện Phổi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Lao hạch ngoại vi là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lao ngoài phổi, vi khuẩn lao theo đường bạch huyết đến hạch, gây viêm hạch, sưng hạch, rò mủ hạch dai dẳng. Chẩn đoán lao hạch ngoại vi còn nhiều khó khăn, đặc biệt là cần bằng chứng vi khuẩn lao. Việc điều trị phẫu thuật giải quyết biến chứng áp xe hạch tránh sẹo co rúm xấu ảnh hưởng thẩm mỹ nặng nề.


Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật trong điều trị lao hạch ngoại vi.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện không xác suất, có 105 bệnh nhân lao hạch ngoại vi (LHNV) thời gian từ 1/6/2020 đến 30/6/2021 được phẫu thuật nạo viêm, làm sạch mủ, lấy tổ chức hoại tử xét nghiệm LPA, MGIT (bactec), mô bệnh học. Tất cả đều được điều trị bằng thuốc chống lao theo phác đồ của Chương trình Chống lao Quốc Gia là 12 tháng (2RHZE/10RHE).


Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong tổng số 105 bệnh nhân có 67 nữ, 38 nam, tuổi TB của bệnh nhân là 32.26 ± 12.1; Tỷ lệ bệnh nhân có vị trí hạch cổ là 97/105 (92.4%), trong đó, hạch cổ phải nhiều hơn cổ trái (tương ứng là 58 và 36), 77 bệnh nhân hạch viêm hoại tử có mủ, 28 bệnh nhân sinh thiết kết quả viêm lao, mô bệnh viêm lao 97 (92.4%), LPA 25/105 (23/8%), MGIT 59/105 (56.2%) dương tính. Số bệnh nhân kháng đa kháng thuốc là 4/59 (6.78%)trong đókháng nhiều nhất là Streptomycin (59.32%) và Isoniazid (20.33%). 51.4% bệnh nhân cóthời gian chăm sóc vết thương nhiễm trùng trung bình 2 tuần .


Kết luận: Phẫu thuật điều trị lao hạch ngoại vi đạt 2 đích: (1) Giải quyết các biến chứng của lao hạch ngoại vi và (2) Làm xét nghiệm phát hiện kháng thuốc để kịp thời điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Subrahmanyam M, Role of surgery and
chemotherapy for peripheral lymph node
tuberculosis, Br J Surg; 80(12), 1993, pp. 1547-8
[2] Campbell IA, Dyson AJ, Lymph node
tuberculosis: a comparison of various methods
of treatment, Tubercle; 58(4), 1977, pp. 171-9
[3] Lekhbal A et al., Treatment of cervical lymph
node tuberculosis: When surgery should be
performed? A retrospective cohort study, Ann
Med Surg (Lond); 55, 2020, pp. 159-163
[4] Jawahar MS, Scrofula revisited: an update on
the diagnosis and management of tuberculosis of
superficial lymph nodes", Indian J Pediatr; 67(2
Suppl), 2000, pp. S28-33
[5] Jawahar MS et al., Treatment of lymph node
tuberculosis--a randomized clinical trial of two
6-month regimens, Trop Med Int Health. 10(11),
2005, pp. 1090-8
[6] Li Q et al., Clinical analysis of lateral cervical
approach in the treatment of cervical lymphatic
tuberculosis complicated with parapharyngeal
space abscess, Lin Chung Er Bi Yan Hou Tou
Jing Wai Ke Za Zhi. 35(7), 2021, pp. 593-598
[7] Mihashi H et al., A clinical study on cervical
tuberculous lymphadenitis: the position of a
low invasive needle aspiration procedure for the
diagnosis of cervical tuberculous lymphadenitis,
Nihon Jibiinkoka Gakkai Kaiho; 115(12), 2012,
pp. 1037-42
[8] Polesky A, Grove W, Bhatia G., Peripheral
tuberculous lymphadenitis: epidemiology,
diagnosis, treatment, and outcome, Medicine
(Baltimore). 84(6), 2005, pp. 350-362
[9] Chahed H et al., Paradoxical reaction associated
with cervical lymph node tuberculosis: predictive
factors and therapeutic management, Int J Infect
Dis. 54, 2017, pp. 4-7